Vì sao sản phụ thường đau lưng khi mang thai?

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, xảy ra ở khoảng 50-80% bà bầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Với một số mẹ bầu, biểu hiện đau lưng chỉ thoáng qua, không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị đau lưng dai dẳng và khó chịu.

1. Tình trạng đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai từ lâu đã được xem là “một phần của thai kỳ”. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chính thức về tỷ lệ bị đau lưng khi mang thai, nhưng nhìn chung có khoảng hơn 50% sản phụ có triệu chứng đau mỏi lưng trong suốt quá trình mang bầu.

Biểu hiện đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng. Các loại đau lưng phổ biến nhất khi mang thai là:

  • Đau thắt lưng (vùng ngang lưng)
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu
  • Đau lưng về đêm.

Đau lưng khi mang thai còn có khả năng bắt nguồn từ nguyên do liên quan đến đĩa đệm hoặc yếu tố khác. Vì vậy, trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm kiểm tra thể chất để đánh giá tình trạng đau lưng.

2. Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Những thay đổi trong thai kỳ có thể khiến cho mẹ bầu bị đau lưng, phổ biến nhất là: Cơ lưng căng ra, cơ bụng yếu đi và sự xuất hiện hormone thai kỳ.

2.1. Bà bầu bị đau lưng do căng cơ lưng

Căng cơ lưng là nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi mang thai. Khi thai nhi càng lớn dần, tử cung của bạn càng trở nên nặng hơn. Bởi vì phần trọng lượng tăng lên này tập trung ở phía trước bụng, nên đa số các bà bầu theo phản xạ tự nhiên sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước.

Để giữ thăng bằng, bạn buộc phải thay đổi tư thế bằng cách nghiêng mình ngược về phía sau. Điều này khiến cho cơ lưng hoạt động nặng hơn, dẫn đến bị căng cơ lưng. Hậu quả gây ra tình trạng nhức mỏi, co cứng, đau lưng khi mang thai ở các tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi đã bắt đầu trở nên rất to.

đau lưng khi mang thai
Căng cơ lưng là nguyên nhân gây ra đau lưng khi mang thai

2.2. Đau lưng khi mang bầu do yếu cơ bụng

Cơ bụng của của bạn có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vùng lưng. Khi mang thai, các cơ ở vùng bụng trở nên căng ra và bị yếu đi. Điều này làm tăng nguy cơ bà bầu bị đau lưng, nhất là khi vận động, tập thể dục.

2.3. Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ

Song song với sự phát triển của thai nhi, bào thai cũng trở nên lớn dần. Để chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của em bé qua đường dẫn sinh, có thể mẹ bầu tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu. Chính nhờ loại hormone đặc biệt này, các khớp vùng chậu trở nên linh hoạt hơn và sẵn sàng giãn rộng đến mức tối đa để em bé có thể chui lọt qua khi mẹ lâm bồn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

3. Ngăn ngừa tình trạng đau lưng ở bà bầu

Để ngăn ngừa, hạn chế xảy ra đau lưng khi mang thai, bà bầu cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi và cách di chuyển. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp mẹ bầu tránh được phần nào tình trạng này:

  • Mang loại giày có phần đế phù hợp cho phụ nữ mang thai: Loại giày đế bằng thường không thể hỗ trợ tốt nhất cho tư thế đi đứng của mẹ bầu, trừ khi nó được chêm thêm một miếng lót với bề dày thích hợp. Giày cao gót có thể làm bạn bị mất cân bằng và dễ ngã về phía trước, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Cân nhắc lựa chọn một tấm nệm chắc chắn: Nếu tấm nệm ở nhà đã trở nên cũ kỹ và xuống cấp, bạn nên cân nhắc thay mới và lựa chọn một tấm nệm phù hợp cho phụ nữ mang thai. Nệm nằm thoải mái và chất lượng tốt có thể giúp mẹ bầu hạn chế bị đau lưng khi mang thai.
  • Đừng cúi người xuống quá phần thắt lưng: Để nhặt món đồ làm rơi rớt dưới đất, bạn nên ngồi xổm xuống, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.
  • Lựa chọn ghế ngồi thích hợp: Việc thường xuyên ngồi lên một chiếc ghế gỗ lưng thẳng thông thường có thể gây ra biểu hiện đau lưng khi mang thai. Để khắc phục, mẹ bầu nên chọn loại ghế có phần tựa lưng uốn cong để hỗ trợ tốt cho phần lưng, hoặc có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt phía sau phần thắt lưng. Bên cạnh đó, có một số thiết bị đặc biệt, giúp hỗ trợ phần thắt lưng cho phụ nữ mang thai, đang được bày bán tại các cửa hàng cung cấp thiết bị y tế.
  • Chú ý tư thế ngủ: Khi ngủ cố gắng nằm nghiêng về một bên. Dùng 1 đến 2 chiếc gối để kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng hỗ trợ tốt nhất cho tư thế ngủ, tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng.
đau lưng khi mang thai
Tư thế nằm khi ngủ giúp giảm đau lưng khi mang thai

4. Tập thể dục giúp giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai

Khi phụ nữ mang thai, nhất là đến 3 tháng cuối của thai kỳ, bị đau lưng mệt mỏi, có thể áp dụng cách giảm đau bằng việc tập thể dục thường xuyên. Ưu tiên các bài tập tăng cường cho phần lưng và kéo căng cơ bắp để hỗ trợ sức khỏe của lưng và chân, từ đó mẹ bầu có thể cải thiện tư thế tốt nhất.

Tập thể dục không chỉ giúp giảm đau lưng khi mang thai mà còn giúp bạn tăng cường sức khỏe để chuẩn bị sẵn sàng cho chuyển dạ và sinh nở. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng sức nóng hoặc lạnh để áp vào vùng đau, cũng là một cách giúp bà bầu giảm đau lưng.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đau lưng rất có thể là triệu chứng của sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên đi khám ngay nếu bạn nhận thấy ngoài biểu hiện đau lưng khi mang thai, còn xuất hiện các dấu hiệu khác như nóng sốt, bỏng rát khi đi tiểu hoặc xuất huyết âm đạo.

Nếu bạn bị đau lưng dữ dội, hoặc khi cơn đau kéo dài hơn 2 tuần liền, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ sản khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Liên hệ:

Phòng khám 400 có 2 cơ sở:

Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).

Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, p Ba Đình, Tp Thanh Hoá.

Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673

Để được tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn!

 

`