U xơ tử cung khi mang thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú. BSCKII Lê Văn Thụ – Nguyên Trưởng Phòng KHTH Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa

U xơ tử cung là bệnh lý phụ khoa lành tính, hay gặp ở phụ nữ. Cứ khoảng 5 phụ nữ thì lại có 1 người có u xơ tử cung. U xơ tử cung thường tăng kích thước trong thời kỳ mang thai do nội tiết thai kỳ và thường teo nhỏ lại sau sinh.

1. Những nguy cơ rủi ro về sức khỏe đối với bệnh nhân mắc u xơ tử cung khi mang thai.

Nguy cơ rủi ro của tình trạng u xơ tử cung đối với mẹ bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như vị trí khối u, kích thước khối u, số lượng khối u hoặc thời gian xuất hiện khối u. Dưới đây là một số rủi ro mà mẹ bầu và thai nhi có thể phải đối mặt nếu bị u xơ tử cung, qua từng giai đoạn thai kỳ.

Nếu bị u xơ tử cung trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Đây là giai đoạn mà những khối u xơ tử cung có khả năng xuất hiện cao nhất. Nguyên nhân là vì ở giai đoạn này, nội tiết của người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng sản xuất estrogen. Trong khi đó, estrogen lại là loại hormone mà những khối u xơ rất cần để phát triển.

U xơ tử cung khi mang thai

U xơ tử cung dễ xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Nếu bị u xơ tử cung ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn mà tử cung của người phụ nữ cần được mở rộng để thai nhi có không gian phát triển vì thế những khối u sẽ bị chèn ép. Cũng chính vì điều này, mẹ sẽ phải phải một số vấn đề như sau:

Mẹ cảm thấy đau đớn: Khi bị chèn ép, khối u sẽ khiến bạn hay bị đau quặn bụng. Một số trường hợp khối u vẫn tăng về kích thước nhưng không nhận được đủ lượng máu nuôi dưỡng khiến mẹ bầu phải chịu những cơn đau dữ dội và đồng thời tăng nguy cơ sảy thai.

Khi có dấu hiệu bất thường bạn cần tái khám ngay để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp

2. U xơ tử cung hình thành khi mang thai

U xơ tử cung thường phát triển trong thai kỳ do nội tiết tố thai kỳ làm u xơ tử cung tăng nhanh kích thước. U xơ tử cung hình thành khi mang thai, không có chỉ định bóc tách trong thai kỳ hoặc trong lúc sinh sẽ được theo dõi trong thời kỳ hậu sản, tính từ ngày sinh đến hết 6 tuần sau sinh, bệnh nhân nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá và theo dõi cụ thể từng trường hợp.

Chỉ một số ít trường hợp u xơ tử cung cần phải phẫu thuật. Sau sinh, u xơ tử cung thường giảm kích thước do nội tiết thai kỳ giảm. U xơ tử cung thường teo nhỏ lại và không phát triển khi vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

3. U xơ tử cung khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

3.1. Trong thời kỳ có thai

  • Sảy thai sớm: Khi khối nhân xơ chưa chiếm hết toàn bộ buồng tử cung, phôi thai vẫn trong giai đoạn làm tổ và phát triển được một thời gian. Khi thai lớn lên, tử cung bị kích thích do u xơ tử cung và thai nghén, xuất hiện những cơn co, dẫn đến thai bị tống ra ngoài. Hiện tượng sảy thai sớm thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ;
  • Sảy thai muộn: Khối nhân xơ chỉ chiếm một phần trong buồng tử cung, khi thai to đến mức nào đó sẽ gây kích thích và bị đẩy ra ngoài. Hiện tượng sảy thai muộn thường xảy ra trong 3 tháng giữa;
  • Sinh non: Thường xảy ra khi tuổi thai từ 7 tháng trở lên. Lúc này, thai đã phát triển quá to, tử cung căng, gây kích thích, dẫn đến sinh non. Cũng có khi khối u xơ tử cung to khi đang mang thai chèn ép vào tử cung người mẹ, gây sảy thai hoặc sinh non;
  • Xoắn cuống nhân xơ: Thường gặp trong trường hợp u xơ dưới phúc mạc. Triệu chứng xoắn cuống nhân xơ gần giống như xoắn cuống của u nang buồng trứng và thường bị chẩn đoán nhầm. Hậu quả của xoắn cuống nhân xơ làm kích thích tử cung co bóp. Nhiều trường hợp phải mổ cấp cứu cho thai phụ vì dễ gây sảy thai hoặc sinh non.

3.2. Trong thời kỳ chuyển dạ

  • Rối loạn cơn co khi chuyển dạ: Tình trạng này do nhân xơ phát triển to, ngăn cản sự dẫn truyền của cơn co, làm cho cơn co có chiều hướng đảo ngược trở lại, hậu quả gây ra chuyển dạ kéo dài, dễ dẫn đến suy thai;
  • Khối u tiền đạo: Xuất hiện những khối u xơ nhỏ, nằm ở đoạn eo của tử cung, hoặc khối nhân xơ có cuống dài, đã phát triển to, rơi xuống eo tử cung tạo thành khối u tiền đạo. Chúng ngăn cản sự tiến triển bình thường của ngôi thai, dẫn đến sinh khó;
  • Cản trở bong rau do rối loạn cơn co: U xơ tử cung và thai nghén khiến cho rau bong không hoàn toàn, gây sót rau;
  • Rối loạn cơn co, tử cung co hồi không tốt, dẫn đến tình trạng đờ tử cung, gây xuất huyết trong thời kỳ bong rau;
  • Hoại tử nhiễm khuẩn: Thường xảy ra trong thời kỳ hậu sản đối với loại nhân xơ dưới niêm mạc.

Trong thời kỳ hậu sản, thường u xơ tử cung sẽ thu bé lại, nguy cơ xảy ra biến chứng không cao. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt cần theo dõi đặc biệt vì có nguy cơ gặp biến chứng nhiễm khuẩn, nhất là với loại u xơ dưới niêm mạc. Trường hợp khối u xơ có cuống, dễ dẫn đến biến chứng xoắn bởi ổ bụng rỗng đột ngột. Nhân xơ tử cung hiếm khi dẫn đến biến chứng thuyên tắc mạch.

Tuy nhiên, tùy theo vị trí và kích thước nhân xơ, không phải trường u xơ tử cung khi mang thai nào cũng gây các ảnh hưởng trên. Thai phụ nên khám thai định kì để xem xét các bất thường trong thai kỳ.

4. Làm chậm sự phát triển của u xơ tử cung khi mang thai

Nguyên nhân của bệnh u xơ tử cung đang được tìm hiểu, một số yếu tố nguy cơ: di truyền, môi trường, thực phẩm, rối loạn nội tiết, béo phì… Một số biện pháp có thể giúp làm chậm sự phát triển nhân xơ như:

  • Nên dùng các thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây tươi) giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp giảm cân và cân bằng nội tiết.
  • Uống trà xanh.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kali như: bơ, chuối, cam, quýt, dưa hấu đỏ, đậu lăng, bột cám yến mạch, khoai tây…
  • Thực phẩm giàu vitamin D như sữa ít béo, tiếp xúc ánh nắng giúp làm chậm tăng trưởng u xơ tử cung
  • Luyện tập thể dục cường độ nhẹ, kiểm soát cân nặng.
  • Tránh các thực phẩm có hàm lượng estrogen cao như: thịt đỏ, nội tạng động vật.
  • Tránh thực phẩm có hàm lượng muối cao (thịt muối, đồ đóng hộp…)
  • Tránh thức uống có caffein, chocolate, nước ngọt, thuốc lá (kể cả hít khói thuốc lá thụ động).

U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển từ lớp cơ tử cung, đây là bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 30 đến 50, tỷ lệ từ 20 – 40%. Để được điều trị và tư vấn mang thai cho người bệnh ung thư tử cung, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Liên hệ:
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng

Phòng khám 400 có 2 cơ sở:

Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).

Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, TPTH.

Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Google Maps CS1: https://maps.app.goo.gl/pzJQN5R5eGZmkfD56
Google Maps CS2: https://maps.app.goo.gl/hKHfhCu9GbneS19m8

`