1. Xét nghiệm ADN là gì?
ADN (DNA) là Acid Deoxyribonucleic, là một chuỗi
xoắn kép mang vật chất di truyền ở người và hầu hết các loại sinh vật khác. ADN của mỗi người được thừa hưởng một nửa từ bố, một nửa từ mẹ và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
ADN nằm chủ yếu trong nhân tế bào, mang thông tin di truyền được mã hóa bởi các bazơ nitơ tạo thành nó: adenine (A), guanine (G), thymine (T), cytosine (C). Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có ADN giống nhau.
DNA của một người có khoảng 3 tỷ bazơ nitơ và các bazơ đó giống nhau hơn 99% ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có chuỗi ADN đặc trưng riêng do sự sắp xếp các bazơ nitơ trong chuỗi ADN của mỗi người luôn khác nhau.
Xét nghiệm ADN là hình thức xét nghiệm y tế sử dụng mẫu xét nghiệm là ADN, để xác định về các vấn đề di truyền như huyết thống, các bệnh di truyền, sự thay đổi nhiễm sắc thể, thay đổi gen.
2. Xét nghiệm ADN để làm gì?
ADN có tính đặc thù, dựa vào đó có thể xác định các mối quan hệ huyết thống cận huyết cũng như những tìm kiếm và phát hiện các bệnh di truyền do đột biến gen.
Xét nghiệm ADN để nhằm mục đích:
Xét nghiệm ADN huyết thống: Là sử dụng những thông tin di truyền về những cá thể, để xác định xem giữa những cá thể này có quan hệ gì về mặt di truyền hay không. Từ đó xác định xem 2 đối tượng xét nghiệm có cùng quan hệ huyết thống: ông – cháu, bố – con, mẹ – con,… hay không.
Sàng lọc các hội chứng di truyền do bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi: Để phát hiện ra những điểm bất thường của NST trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, giúp phát hiện sớm những đột biến và các bệnh di truyền.
Xét nghiệm ADN để sàng lọc – chẩn đoán trước chuyển phôi: Là hình thức xét nghiệm để xác định thai nhi có mang gen di truyền đột biến của bố mẹ hay không.
Tầm soát một số loại ung thư di truyền: Giúp bạn xác định được mình có mang gen có nguy cơ mắc ung thư hoặc có di truyền gen mang bệnh ung thư cho con hay không.
3. Các loại xét nghiệm ADN huyết thống
Nhiều người nghĩ rằng, xét nghiệm ADN chỉ xác định được quan hệ huyết thống giữa bố mẹ với con cái hoặc giữa các anh chị em ruột trong gia định. Tuy nhiên, xét nghiệm ADN còn có thể cho chúng ta biết được nhiều hơn thế.
3.1. ADN huyết thống trực hệ
Xét nghiệm ADN huyết thống trực hệ là xác định mối quan hệ giữa bố/ mẹ với con cái. ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch, một mạch được thừa hưởng từ bố, một mạch được thừa hưởng từ mẹ. Nhờ đó mà qua xét nghiệm ADN có thể dễ dàng xác định được mối quan hệ huyết thống giữa bố/ mẹ và con có phải là ruột thịt hay không với độ chính xác trên 99,99999998%.
3.2. ADN huyết thống theo dòng nội
Theo quy luật di truyền, những người con trai bên nội như: ông nội, bác trai, chú, bố, cháu trai, con trai… đều mang nhiễm sắc thể (NST) giới tính Y như nhau. Vì Cặp NST giới tính của nam là XY, thì chắc chắn NST X sẽ được nhận từ mẹ và Y sẽ được nhận từ bố.
Các gen trên NST này rất khó thay đổi và có thể giống nhau trong vòng 25 thế hệ nên xét nghiệm ADN trên NST Y có thể xác định huyết thống theo dòng nội, các mối quan hệ như: ông nội – cháu trai; chú, bác – cháu trai…
Ngoài ra, còn có thể xác định được mối quan hệ giữa bà nội – cháu gái, hai chị em gái có cùng cha hoặc cô (em gái bố) – cháu gái nhờ xét nghiệm ADN trên NST giới tính X. Vì nữ giới có cặp NST giới tính là XX, nam giới có cặp XY nên bố chắc chắn nhận NST X từ bà nội, và NST X này chắc chắn sẽ được chuyển tới con gái nên cháu gái sẽ luôn có 1 NST X từ bà nội.
Với hai chị em gái cùng cha thì cả hai đều được nhận 1 NST X từ bố hay chính là từ bà nội. Tương tự với cô và cháu gái, cô có 1 NST X từ bà nội, cháu gái có 1 NST từ bố hay cũng chính từ bà nội nên đều có thể dễ dàng nhận ra từ kết quả xét nghiệm ADN trên NST giới tính X.
3.3. ADN huyết thống theo dòng mẹ
ADN ngoài ở trong nhân tế bào còn được tìm thấy trong ty thể và chỉ được di truyền từ mẹ sang con. Các con sẽ nhận được ADN ty thể của mẹ và từ đó những người con gái lại tiếp tục di truyền ADN ty thể cho các thế hệ sau. Vì vậy, xét nghiệm ADN huyết thống theo dòng mẹ chủ yếu là xét nghiệm ADN ty thể, đề xác định các mối quan hệ bà ngoại – cháu, anh chị em cùng mẹ, cháu – chị em gái của mẹ…
4. Các mẫu được sử dụng trong xét nghiệm ADN
Hầu hết tất cả các mẫu có chứa tế bào sống của người làm xét nghiệm đều có thể sử dụng trong xét nghiệm ADN. Dưới đây là một số loại mẫu hay được sử dụng nhất.
4.1. Mẫu máu
Mẫu máu được dùng để xét nghiệm ADN vì trong máu cũng có các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… và đều có chứa ADN. Với mẫu xét nghiệm là máu, bạn nên nhờ nhân viên y tế thu thập mẫu để tránh sai sót.
Mẫu máy sử dụng để xét nghiệm thường được lấy ở đầu ngón tay hoặc máu tĩnh mạch. Với trường hợp xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, mẫu máu sẽ được lấy bằng cách chích vào gót chân của trẻ.
4.2. Mẫu tế bào niêm mạc miệng
Các tế bào này cũng có chứa ADN trong nhân nên có thể dùng làm xét nghiệm ADN. Lưu ý khi lấy mẫu tế bào niêm mạc miệng cần sử dụng tăm bông tiệt trùng và không chạm đầu tăm bông vào bất kỳ thứ gì để tránh lây nhiễm.
Mẫu tế bào niêm mạc miệng thường được lấy ở bên trong má của người cần làm xét nghiệm vì thực chất đó là các tế bào biểu bì bao phủ trong khoang miệng, dễ bong khi có ma sát nhẹ.
4.3. Mẫu tóc có chân
Tóc gồm 2 phần là gốc tóc (chân tóc) và thân tóc. Phần chân tóc cắm vào trong da đầu chứa mao mạch, các sợi dây thần kinh và các tế bào mang thông tin di truyền. Phần thân tóc bị đẩy ra ngoài là các tế bào đã chết. Do đó để có thể xét nghiệm bằng tóc thì mẫu tóc đó phải còn giữ được chân tóc.
4.4. Mẫu cuống rốn
Máu cuống rốn có chứa nhiều tế bào gốc và trong đó đều có chứa ADN mang thông tin di truyền nên có thể sử dụng để làm xét nghiệm ADN. Mẫu xét nghiệm này nên để nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu để có kết quả chính xác nhất.
4.5. Mẫu móng tay, móng chân
Móng tay, móng chân là biến thể của da hay chính là các tế bào biểu bì. Vì vậy trong móng tay cũng sẽ có chứa thông tin di truyền có thể dùng để xét nghiệm ADN. Để lấy mẫu móng tay móng chân làm xét nghiệm, người tham gia xét nghiệm nên rửa sạch móng tay, móng chân trước khi cắt để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
5. Địa chỉ xét nghiệm ADN uy tín tại Thanh Hoá
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa đang là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa tại Thanh Hoá. Thành lập từ 2005 chúng tôi tự hào, tự tin là địa chỉ uy tín chất lượng hàng đầu tại Thanh Hóa. Trải qua 19 năm phát triển không ngừng trong lĩnh vực Sản Phụ Khoa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm cùng hệ thống trang thiết bị sử dụng công nghệ mới hiện đại nhất.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu về xét nghiệm ADN là gì và tất cả thông tin xoay quanh xét nghiệm ADN. Nếu còn có thắc mắc, bạn hãy gọi tới tổng đài 0919 329 400 để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất nhé
Lý do chúng tôi khuyên bạn nên tới Phòng Khám 400:
- Phòng khám có kinh nghiệm chuyên môn cao lâu đời tại Thanh Hoá – Kinh nghiệm thăm khám 19 năm
- Phòng khám luôn cập nhật những tiến bộ mới của Y học trong phác đồ điều trị và thăm khám
- Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, nhiệt tình chu đáo tận tuỵ với bệnh nhân
- Phòng khám có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, trước và sau thăm khám trọn đời cho bệnh nhân, xử lý 24/24 – Đi đầu tại Thanh Hoá trong chăm sóc bệnh nhân
- Phòng khám có trang thiết bị máy móc hiện tại, luôn đi đầu và cập nhật công nghệ mới nhất tại Thanh Hoá
- Phòng khám Sạch sẽ, thoáng mát, có phòng VIP, kiểm soát tốt quy trình vệ sinh nhiễm khuẩn
- Phòng khám là nơi được chị em trong tỉnh Thanh Hoá tin tưởng và thăm khám nhiều
- Mọi kết quả thăm khám của bệnh nhân đều bảo mật tuyệt đối, không cung cấp cho bên thứ 3
Phòng khám 400 có 2 cơ sở:
Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).
Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, p Ba Đình, Tp Thanh Hoá.
Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)
Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Để được tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn!