Đau mắt đỏ là bệnh lý mắt thường gặp ở bất cứ ai, kể cả mẹ bầu. Bệnh gây ra nhiều khó chịu cho mắt, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy đau mắt đỏ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh?
1. Nguyên nhân bị đau mắt đỏ khi mang thai
Tình trạng đau mắt đỏ là sự viêm nhiễm kết mạc, màng bao phủ phần trắng và mí mắt. Một trong những nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ là do nhiễm virus.
Virus nhóm Adeno là nguyên nhân phổ biến nhất, thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi hoặc miệng của người bị nhiễm. Ngoài ra, virus herpes simplex, virus cúm và virus sởi cũng có thể gây đau mắt đỏ.
Các nguyên nhân khác gây đau mắt đỏ:
– Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae cũng có thể gây đau mắt đỏ.
– Dị ứng: Một số mẹ bầu có thể phản ứng dị ứng với lông chó hoặc mèo, thường biểu hiện là ngứa mắt, sưng và đỏ tạm thời.
– Chấn thương: Va chạm mạnh vào mắt hoặc tổn thương mắt có thể gây trầy xước, chấn thương và viêm kết mạc.
Phụ nữ mang thai dễ bị đau mắt đỏ do trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi hormone nữ và hệ miễn dịch yếu hơn dẫn đến tăng khả năng bị nhiễm virus và vi khuẩn gây bệnh.
2. Dấu hiệu khi bị đau mắt đỏ ở mẹ bầu
– Mắt đỏ: Mẹ bầu có thể bị sưng đỏ 1 mắt hoặc cả 2 mắt.
– Chảy nước mắt: Nước mắt chảy ra thường xuyên vì mắt bị tổn thương.
– Ngứa mắt: Mắt gặp cảm giác ngứa và khó chịu.
– Cảm giác có vật lạ trong mắt: Mẹ bầu luôn có cảm giác như có vật lạ trong mắt, gây cảm giác khó chịu và cộm mắt.
– Đau mắt: Mắt có thể bị đau nhẹ hoặc đau nhói.
– Đục dịch tiết: Dịch tiết từ mắt có thể có màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây.
Ngoài ra, mẹ bầu đau mắt đỏ có thể gặp thêm các triệu chứng sau:
– Sưng mí mắt: Mí mắt có thể sưng nhẹ hoặc sưng to.
– Nổi hạch trước tai do cơ thể phản ứng với nhiễm trùng.
– Ho, sốt: Một số trường hợp đau mắt đỏ do virus có thể gây ra ho và sốt nhẹ.
3. Đau mắt đỏ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Đau mắt đỏ là một bệnh dễ lây truyền và phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch yếu. Nhiều chị em đặc biệt quan tâm đau mắt đỏ khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Tuy nhiên, tình trạng đau mắt ở mẹ bầu dù do bất kỳ nguyên nhân nào, đều ít gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các loại virus và vi khuẩn gây đau mắt đỏ trong thai kỳ thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng và có thể yên tâm để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết nhẹ nhàng hơn.
4. Lời khuyên cho mẹ bầu bị đau mắt đỏ
4.1. Đi khám càng sớm càng tốt
Trong trường hợp phụ nữ đang mang thai bị đau mắt đỏ, việc đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng.
Tại phòng khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt và đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp với tình trạng thực tế.
– Nếu nguyên nhân của đau mắt đỏ là do virus, thì thường bác sĩ chỉ đơn giản khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, thực hiện chườm lạnh và sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn.
– Nếu đau mắt đỏ là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cung cấp hướng dẫn cho mẹ bầu về các biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh cho người khác.
4.2. Dùng nước muối rửa mắt hàng ngày
Một phương pháp giúp làm sạch mắt, loại bỏ dịch tiết và vi khuẩn, và giảm ngứa và khó chịu cho bà bầu bị đau mắt đỏ là nhỏ nước muối làm sạch mắt hàng ngày.
Hướng dẫn cách rửa mắt bằng dung dịch nước muối cho bà bầu:
Chuẩn bị:
– 1 lọ / chai nước muối sinh lý.
– Một cốc nhỏ.
– Bông gòn.
– Một khăn sạch.
Thực hiện:
– Sát khuẩn tay bằng xà phòng.
– Đổ dung dịch nước muối vào cốc nhỏ.
– Cho bông vào cốc nước muối.
– Vắt bông gòn để loại bỏ nước thừa.
– Mở mắt và nhẹ nhàng lau mắt từ góc trong ra góc ngoài, lặp lại 2-3 lần cho mỗi mắt.
– Lau khô mắt bằng khăn sạch.
Lưu ý:
– Rửa mắt bằng dung dịch nước muối khoảng 3-4 lần mỗi ngày.
– Tránh dùng chung khăn lau mắt với người khác.
– Nếu triệu chứng đau mắt đỏ không giảm hoặc có dấu hiệu trở nên nặng hơn, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
4.3. Tăng thời gian nghỉ ngơi và bổ sung các chất dinh dưỡng
Để giảm triệu chứng đau mắt đỏ, mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là các chất có khả năng tăng cường sức đề kháng như vitamin A, C, E, kẽm, sắt để cơ thể luôn có sức đề kháng tốt.
Đồng thời, mẹ bầu cũng nên uống đủ nước trong 1 ngày, vừa tốt cho sức khỏe, vừa nhanh chóng giảm đi các triệu chứng khó chịu của bệnh đau mắt. Ngủ nhiều để cho mắt được nghỉ ngơi cũng là cách để cải thiện tình trạng của bạn.
5. Phòng ngừa đau mắt đỏ cho mẹ bầu
Việc phòng ngừa đau mắt đỏ khi mang thai là vô cùng quan trọng:
– Sát khuẩn tay thường xuyên: bằng xà phòng và nước ấm trước khi tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hoặc sau khi tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ, sau khi thay tã cho bé và sau khi đi vệ sinh.
– Tránh tiếp xúc gần với người bị đau mắt đỏ: Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc gần với những người đang mắc đau mắt đỏ, đặc biệt là khi người bệnh đang ho hoặc hắt hơi.
– Không dụi mắt: Dụi mắt có thể làm cho vi khuẩn và virus xâm nhập vào mắt và gây nhiễm trùng.
– Sử dụng khăn lau riêng cho mắt: Mẹ bầu nên sử dụng một khăn lau riêng cho mắt và tránh dùng chung khăn lau với người khác.
– Rửa mặt bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch: Chị em nên rửa mặt bằng nước ấm và lau khô bằng một khăn sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Những biện pháp trên sẽ giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc đau mắt đỏ và bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có thể nói, đau mắt đỏ khi đang có thai tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhưng lại gây khó chịu đối với mẹ bầu. Việc đảm bảo vệ sinh cho đôi mắt và chủ động phòng ngừa bệnh sẽ giúp các chị em có thai kì khỏe mạnh, thuận lợi.
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất