8 ĐIỀU BẠN CẦN LÀM TRƯỚC KHI MANG THAI

Hôm nay Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa xin chia sẻ những điều bạn cần chuẩn bị thật tốt trước khi mang thai để có một chu kỳ thai thật khỏe mạnh, nhẹ nhàng nhé!

1. KHÁM SỨC KHỎE TRƯỚC KHI MANG THAI

Cả nam giới và nữ giới đều cần khám sức khỏe trước khi mang thai. Điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những em bé khỏe mạnh, thông minh.

Xét nghiệm nhóm máu để kiểm tra nhóm máu ABO, hệ Rh của vợ chồng. Nếu người mẹ mang nhóm máu Rh- lấy chồng Rh+ thì khi mang thai cần dự phòng sớm để đảm bảo sức khỏe cho em bé.

Xét nghiệm máu cũng giúp tìm ra một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, rubella, thủy đậu và một số bệnh khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe của bạn và thai nhi. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ làm tăng khả năng thụ thai, hạn chế biến chứng trong quá trình mang thai và dị tật thai nhi.

Bạn cần kiểm tra một số bệnh lý nền như hen suyễn, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, trầm cảm, tuyến giáp… để được điều trị, kiểm soát và thay đổi lối sống phù hợp. Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc bạn đang uống có ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ và có phương pháp nào thay thế hay không.

Kiểm tra khả năng sinh sản giúp bạn hiểu rõ về cơ thể của mình, từ đó tránh được các áp lực trong quá trình cố gắng có thai. Nếu có vấn đề nào đó khiến bạn khó có thai thì việc can thiệp y học sớm sẽ giúp nâng cao khả năng thụ thai.

Nếu bạn bị các vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… thì nên đi khám trước thai kỳ.

Khám sức khỏe tiền sản cũng bao gồm đánh giá yếu tố và bệnh tật di truyền, nhất là khi gia đình bạn có người bị bệnh di truyền hoặc đứa con trước đó bị dị tật bẩm sinh.

2. TIÊM VẮC XIN ĐẦY ĐỦ

Đa phần các loại vắc xin không thể tiêm trong thai kỳ mà phải tiêm trước đó. Việc tiêm vắc xin rất quan trọng vì nếu bạn bị nhiễm một trong các bệnh lây truyền thì bạn và em bé đều có nguy cơ cao (thai kỳ nguy cơ cao). Dưới đây là những bệnh được khuyến nghị tiêm phòng trước khi mang thai:

– Viêm gan B cần tiêm trước 07 tháng.

– Sởi – Quai bị – Rubella cần tiêm phòng trước ít nhất 03 tháng.

– Thủy đậu cần tiêm trước ít nhất 03 tháng nếu chưa từng bị thủy đậu trước đó.

– HPV cần tiêm 3 mũi trong 6 tháng và trước thai kỳ (nếu chưa tiêm phòng).

– Cúm cần tiêm trước 01 tháng.

3. DUY TRÌ CÂN NẶNG HỢP LÝ

Chỉ số khối cơ thể BMI = Cân nặng/(Chiều cao)2 .

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới và Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO), chỉ số BMI của người châu Á từ 18,50 – 22,9 được xem là bình thường. BMI dưới 18,5 là nhẹ cân, từ 23 – 24,9 là thừa cân và từ 25 trở lên là béo phì.

Chỉ số BMI trên 25 có thể dẫn đến chu kỳ rụng trứng không đều. Hơn nữa, dù chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì phụ nữ béo phì vẫn có tỷ lệ mang thai thấp hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.

4. BỔ SUNG CHẤT DINH DƯỠNG

Về mặt sinh học, cản chế độ ăn uống của phụ nữ và đàn ông đều ảnh hưởng một phần đến giới tính của con. Vậy ở giai đoạn này, muốn sinh con trai nên ăn gì? Dưới đây là danh sách gợi ý những loại thực phẩm tốt nhất:

Rau củ

Theo các chuyên gia, rau củ là thực phẩm hàng đầu mà các bạn cần ưu tiên khi muốn sinh con trai. Bổ sung rau xanh vào thực đơn hằng ngày như rau diếp cá và rau nabi (rau chân vịt), măng tây, cải xoăn… Ngoài ra, ớt chuông, rau bắp cải hay cà chua cũng rất tốt để tăng khả năng tinh trùng Y sống sót trong môi trường âm đạo của phụ nữ.

Nhóm thực phẩm này chứa các thành phần dinh dưỡng cao, giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ,… Đặc biệt, các loại rau củ cung cấp nhiều vitamin E, axit folic mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho quá trình thụ thai đối với phụ nữ và cả đàn ông.

Hàu

Phụ nữ ăn gì để sinh con trai? Một trong những thực phẩm sinh con trai của các cặp vợ chồng chính là hàu. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi đối với phụ nữ muốn mang thai con trai.

Hàu chứa lượng kẽm cao cùng glycogen cũng như taurine. Khi phái mạnh bổ sung hàu trong quá trình thụ thai, chất lượng tinh trùng sẽ tốt hơn, gia tăng mang thai cũng như mang thai con trai. Đối với phái nữ, bổ sung hàu giúp tạo môi trường kiềm trong âm đạo và tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y có thể sống sót và kết hợp với trứng để mang thai con trai.

Các loại thịt đỏ

Gợi ý tiếp theo cho thắc mắc phụ nữ ăn gì để sinh con trai chính là các loại thịt đỏ. Bởi vì các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê,… chứa nhiều axit folic và selen. Những chất này giúp tăng chất lượng của tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai thành công.

Đặc biệt, thịt bò là loại thịt cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày nhất trong các loại thịt đỏ. Ngay cả phụ nữ và đàn ông đều cần ăn nhiều thịt bò hơn trong quá trình thụ thai khi muốn sinh con trai.

5. HẠN CHẾ CAFEIN VÀ RƯỢU BIA

Mặc dù không có mối liên hệ rõ ràng giữa cafein và vấn đề mang thai, nhưng một số nghiên cứu cho rằng nó ảnh hưởng đến việc có thai vì làm gia tăng căng thẳng và lo lắng. Bên cạnh đó, nếu bạn nghiện cafein, ví dụ như cà phê, quá trình ốm nghén cộng thêm kiêng cà phê sẽ khiến bạn khó chịu, đau đầu hoặc có cảm giác bức bối.

Nếu bạn đang cố gắng có thai, hãy giới hạn lượng cafein mỗi ngày trong khoảng 200 – 300 mg, nhưng tốt nhất là ngừng sử dụng cafein.

Rượu bia là chất có cồn tuyệt đối không được uống khi mang thai vì nó gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nó cũng nên được hạn chế trước khi có thai, bởi uống nhiều rượu (nhiều hơn 5 ly mỗi tuần) có tác động xấu đến quá trình thụ thai ở cả nam và nữ. Tốt nhất là hãy bỏ hoàn toàn rượu bia.

Hạn chế rượu bia để có chu kỳ thai kỳ khỏe mạnh

6. BỎ THUỐC LÁ

Ai cũng biết rằng hút thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư phổi, bệnh tim mạch, đột quỵ… Và hút thuốc lá cũng khiến phụ nữ khó có thai hơn. Nguy cơ khó thụ thai tăng lên cùng với số lượng thuốc lá hút hằng ngày.

Nếu vợ và/hoặc chồng bạn đang hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để tăng tỷ lệ thụ thai, và cũng là để bảo vệ sức khỏe của thai nhi trong thai kỳ.

Bạn cần bỏ thuốc lá trước khi mang thai

7. CHUẨN BỊ TÂM LÝ

Mang thai là một quá trình dài, có thể bạn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như sức khỏe của em bé, ốm nghén, chế độ ăn uống, thay đổi trong cảm xúc, áp lực về vẻ ngoài và tài chính. Những yếu tố này gây căng thẳng cho cả vợ và chồng có thể dẫn đến trầm cảm trong và sau khi sinh. Vì vậy bạn cần có kế hoạch, thời gian dự định có thai và một tâm lý thật vững vàng để có sự chuẩn bị tốt hơn cho thai kỳ. Lúc này, sự giúp đỡ và quan tâm của người thân cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Nếu bạn từng bị hoặc đang bị một số bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu… hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu về ảnh hưởng của những vấn đề này đến sức khỏe tâm thần của bạn trong quá trình mang thai. Và các loại thuốc bạn đang sử dụng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, cũng như một số cách để bạn có thể vượt qua được thai kỳ.

8. TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN

Tập thể dục từ trước khi mang thai có thể đem lại một số lợi ích trong quá trình mang thai như:

– Tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng;

– Giảm sưng mắt cá chân;

– Tinh thần tốt hơn trong và sau khi mang thai;

– Cải thiện khung xương của cơ thể, đặc biệt là vùng chậu;

– Kiểm soát cân nặng trong và sau khi mang thai;

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.

Nếu bạn vẫn đang tập thể dục mỗi ngày, điều đó rất tốt. Nếu không, hãy bắt đầu lịch trình tập luyện ngay hôm nay để có sức khỏe tốt hơn. Mỗi ngày, hãy dành ra 30 phút để tập thể dục nhịp điệu kết hợp với các bài tập luyện sức mạnh toàn thân. Cần lưu ý là không nên tập luyện quá sức.

Mọi chi tiết thắc mắc xin để lại câu hỏi hoặc trực tiếp đến Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa để được các bác sỹ thăm khám và tư vấn trực tiếp nhé.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng