Xét nghiệm nội tiết tố là một trong những phương pháp kiểm tra sức khỏe sinh sản quen thuộc đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác nên làm các xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào.
1. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là việc thực hiện một loạt các xét nghiệm nhỏ nhằm đánh giá và theo dõi chức năng, tình trạng hoạt động cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng.
Dựa vào kết quả của những xét nghiệm này, bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ đồng thời phát hiện sớm các rối loạn trong nội tiết tố (nếu có).
2. Xét nghiệm nội tiết nữ bao gồm những gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm có 7 xét nghiệm nhỏ là xét nghiệm chỉ số Estrogen, Progesterone, FSH, LH và Prolactin.
Chỉ số Estrogen
Estrogen là hormone đảm nhận vai trò quy định các đặc điểm về mặt hình thể ở người phụ nữ, cụ thể như giọng nói, đường cong cơ thể hay làn da mịn màng, cùng những vấn đề liên quan đến sinh sản như độ đàn hồi và ẩm ướt của vùng kín hay chu kỳ kinh nguyệt,…
Nồng độ Estrogen ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Estrogen có 3 dạng, trong đó E2 (hay Estradiol) là dạng phổ biến nhất.
- Estrone (E1): Hormone chính sau mãn kinh
- Estradiol (E2): Hormone chính trong cơ thể, tăng mạnh nhất ở giai đoạn sinh sản và giảm dần khi mãn kinh
- Estriol (E3): Hormone chỉ phát triển mạnh khi mang thai
Nồng độ estradiol được coi là bình thường nếu nằm trong khoảng từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL.
Chỉ số Progesterone
Progesterone rất cần thiết trong điều hòa kinh nguyệt và sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn hoàng thể, chúng giúp tử cung để nhận trứng đã thụ tinh. Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng bị phá vỡ, nồng độ Progesterone giảm mạnh và chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.
Nếu trứng được thụ tinh, Progesterone sẽ tăng cao, kích thích sự phát triển niêm mạc tử cung, làm cho các tuyến ở nội mạc tử cung tiết ra chất dinh dưỡng nuôi phôi thai.
Tuy nhiên, đối với những phụ nữ bình thường, nồng độ Progesterone chỉ nên duy trì trong khoảng từ 5 – 20 ng/mL. Việc Progesterone trong cơ thể vượt quá mức này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng tiêu cực như trầm cảm, suy nhược cơ thể, tức ngực, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt,…
Chỉ số FSH
Đây là hormone được sản xuất bởi tuyến yên. FSH kích thích sự phát triển của trứng trong buồng trứng để sẵn sàng quá trình thụ tinh.
FSH cũng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt cuộc đời của bạn. Ở phụ nữ trưởng thành, FSH được sử dụng để chẩn đoán:
- Kinh nguyệt bất thường
- Vô sinh
- Dậy thì sớm
- Bắt đầu tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
- Các vấn đề về chức năng buồng trứng hoặc buồng trứng đa nang
- Khối u tuyến yên
- U nang buồng trứng
Nồng độ FSH đo được cao đồng nghĩa với việc khả năng dự trữ của buồng trứng đang ở mức thấp.
Kết quả xét nghiệm FSH là bình thường nếu nồng độ FSH đo được trong cơ thể là từ 1,4 – 9,6 IU/L.
Chỉ số LH
Hormone LH (Luteinizing Hormone) được sản xuất ở thùy trước tuyến yên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. , điều hòa kinh nguyệt đều đặn. Hormone LH cần thiết đối với quá trình làm chín noãn bào và giải phóng trứng. LH sẽ biến bào noãn thành thể vàng sau khi trứng rụng. Thể vàng sau đó tiết ra progesterone. Thiếu hoặc thừa LH có thể gây ra nhiều vấn đề như vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh.
Việc xét nghiệm chỉ số nội tiết tố LH ở nữ giới nhằm:
- Tìm ra nguyên nhân vô sinh
- Tìm thời điểm rụng trứng thích hợp (thời điểm có khả năng mang thai cao nhất)
- Tìm hiểu lý do kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh
- Xác định thời điểm tiền mãn kinh, mãn kinh
Xét nghiệm LH có kết quả bình thường nếu nồng độ LH nằm trong khoảng từ 0,8 – 26 IU/L.
Chỉ số Prolactin
Prolactin được sản xuất bởi tuyến yên trong não, giúp chị em phụ nữ sản xuất sữa sau khi sinh con. Đây cũng là thước đo mức độ thỏa mãn tình dục ở cả nam và nữ. Khi phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con, nồng độ Prolactin tăng cao để tạo sữa cho con bú nhưng có thể nồng độ prolactin tăng cao ngay cả khi không mang thai.
Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm chỉ số nội tiết tố Prolactin:
- Không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều
- Vô sinh
- Tiết sữa mẹ khi không mang thai hoặc cho con bú
- Đau tức ở bầu vú
- Các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và khô âm đạo
Hormone Prolactin ở nồng độ cao có thể xem như một phương pháp tránh thai tự nhiên đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Nồng độ an toàn của Prolactin là từ 127 – 637 μU/mL.
3. Khi nào cần làm xét nghiệm nội tiết nữ?
Phụ nữ được khuyến cáo nên đi làm xét nghiệm nội tiết tố nữ thường xuyên theo định kỳ 1 – 2 lần/ năm để có thể kiểm tra sức khỏe sinh sản và phát hiện kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề gì.
Bên cạnh đó, một số trường hợp cụ thể nên làm các xét nghiệm nội tiết tố như:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Người không có kinh (vô kinh nguyên phát) hoặc bị mất kinh trên 3 tháng (vô kinh thứ phát)
- Phụ nữ trên 35 tuổi
- Trường hợp nghi ngờ mắc chứng đa nang buồng trứng
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược và mất ngủ
- Vã nhiều mồ hôi, tóc rụng nhiều
- Tăng cân không kiểm soát
- Chuẩn bị sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm.
4. Các xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào?
Xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào? Nồng độ của các hormone nội tiết tố nữ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Một số xét nghiệm cụ thể cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kết quả được chính xác, có thể là sau chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt:
- Xét nghiệm LH và FSH: trong vòng từ ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Các xét nghiệm Progesterone, Estrogen và Prolactin có nồng độ khá ổn định nên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào.
Để đăng kí khám và điều trị tại Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ, Quý Khách có thể liên hệ HOTLINE , hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.