Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất
1. Tiêm vắc xin lao thực hiện khi nào là tốt nhất?
Bệnh Lao là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp trên lâm sàng, bị gây ra bởi vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis. Bệnh có khả năng lây nhiễm trực tiếp qua không khí, qua giao tiếp và hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bị bệnh.
Ngày nay, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Để hạn chế các trường hợp nhiễm lao, người ta đã đưa ra chương trình tiêm vắc xin phòng lao áp dụng cho tất cả các trẻ trên thế giới ngay từ giai đoạn sơ sinh. Vắc-xin dự phòng lao BCG là một vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất trực tiếp từ vi khuẩn lao Calmette Guerin.
Trong vắc-xin phòng lao (BCG) có chứa kháng nguyên BCG nên khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch (miễn dịch đặc hiệu chủ động) để từ đó sinh ra các kháng thể chống lại kháng nguyên.
Tuy nhiên, trong vắc xin phòng lao hay bất kể các loại vắc xin nào khác thì các tác nhân gây bệnh đều đã được làm suy yếu đi hoặc đã bị bất hoạt nên không thể gây ra bệnh lý cho cơ thể. Theo thống kê số liệu lâm sàng cho thấy có khoảng 1/1000000 trường hợp tiêm vắc xin phòng lao bị nhiễm BCG mà đều xảy ra ở các bệnh nhân bị nhiễm HIV hay những người bị suy giảm miễn dịch.
Câu trả lời là vắc-xin lao BCG có thể được tiêm ở mọi lứa tuổi, nhưng tiêm càng sớm càng tốt. Khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra nên tiêm vắc xin lao trong tháng đầu tiên sau sinh, tiêm trước 28 ngày tuổi là tốt nhất. Đối với những trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt, sau sinh không cần tuân thủ theo chế độ chăm sóc đặc biệt, không phải nằm phòng theo dõi hay lồng kính, tiêm vắc xin lao có thể được thực hiện ngay trong ngày đầu sau sinh.
Việc tiêm vắc xin phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm phòng, thậm chí nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do lúc này, hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, yếu ớt nên không có đủ khả năng để hoàn toàn tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập nhất là lao và các loại vi khuẩn khác.
Đối với những trẻ chưa đủ điều kiện sức khỏe hoặc chưa được tiêm phòng ở giai đoạn 1 tháng tuổi, sau đó có thể tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ nhưng vắc xin chỉ có tác dụng khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Còn các trường hợp nếu đã xác định chính xác trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng lao lúc này là không cần thiết.
1.1 Chỉ định tiêm phòng lao
Vắc xin BCG được chỉ định cho tất cả trẻ sơ sinh chưa bị nhiễm lao, sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch.
1.2 Chống chỉ định tiêm vắc xin phòng lao
Một số trường hợp chống chỉ định và hoãn tiêm chủng phòng lao do Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế quy định như sau:
Các trường hợp chống chỉ định tiêm phòng lao BCG bao gồm:
- Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin lao
Các trường hợp hoãn tiêm chủng BCG phòng lao:
-
- Đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang sốt.
- Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid, globulin miễn dịch.
- Cân nặng dưới 2.000g.
- Trẻ có tuổi thai < 34 tuần tạm hoãn tiêm vắc xin BCG. Tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
2. Lưu ý trước khi tiêm phòng
- Cho trẻ đi khám đầy đủ và nghe tư vấn từ phía bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ tiêm vắc xin. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện việc tiêm phòng, tránh nguy cơ xảy ra những điều đáng tiếc.
- Mặc cho trẻ trang phục quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Cho trẻ ăn đủ bữa trước khi tiêm, không bị no quá không bị đói để tránh trường hợp trẻ bị nôn ói hay choáng, hạ đường huyết khi tiêm vắc-xin.
3. Lưu ý sau khi tiêm phòng lao cho trẻ
- Cho trẻ ở lại cơ sở tiêm phòng tối thiểu 30 phút sau tiêm để theo dõi phản ứng của cơ thể sau tiêm hay các dấu hiệu bất thường do đáp ứng với vắc xin.
- Theo dõi liên tục cơ thể trẻ trong 4 ngày đầu sau tiêm để phát hiện kịp thời các vấn đề xảy ra như sốt, nhiễm trùng vết tiêm, sưng mủ…
- Khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám, tư vấn và điều trị đúng phương pháp, không tự ý xử lý cho trẻ dùng thuốc tại nhà khi chưa được bác sĩ kê đơn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bú mẹ để tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.
Phòng Khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
- Khách hàng sẽ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
- 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.