Sinh mổ hay sinh thường tại Thanh Hoá ?

Trong một cuộc sinh nở, em bé có thể chào đời bằng một trong hai cách: sinh thường hoặc sinh mổ. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp sinh nào là phù hợp, hướng tới mục tiêu cuối cùng là mẹ khỏe, em bé chào đời bình an. Cùng 400clinic tìm hiểu về vấn đề nên sinh mổ hay sinh thường ở Thanh Hoá qua bài viết này nhé.

Thể trạng của mẹ và tình trạng sức khỏe của thai nhi đóng vai trò quyết định mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất

Tìm hiểu về phương pháp sinh thường và sinh mổ

Sinh thường (còn gọi là sinh tự nhiên, sinh ngả âm đạo) là hình thức sinh con qua đường âm đạo và không có sự hỗ trợ bằng dụng cụ giúp sinh. Mẹ chuyển dạ sinh do cổ tử cung giãn ra, mở và ngắn từ từ. Các cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất ngày càng nhanh, đều và mạnh, giúp đầu em bé di chuyển dần về phía cửa âm đạo. Sau những cơn rặn của mẹ, bé chính thức chào đời.

Để giảm bớt cơn đau trong quá trình chuyển dạ, một số sản phụ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, phổ biến nhất là gây tê ngoài màng cứng. Ở một ca sinh thường, tổng thời gian từ khi bắt đầu chuyển dạ cho tới lúc em bé chào đời kéo dài từ 12 – 14 giờ đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, ngắn hơn ở các lần sinh tiếp theo.

So với sinh mổ, sinh thường tiềm ẩn ít rủi ro hơn nên bác sĩ và hầu hết thai phụ sẽ ưu tiên chọn phương pháp này

Trong khi đó, sinh mổ là phẫu thuật xâm lấn đưa em bé ra khỏi bụng mẹ. Bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 10cm ở vùng bụng dưới và vào tử cung của mẹ, sau đó đưa em bé và nhau thai ra ngoài. Phần lớn các ca sinh mổ được thực hiện khi mẹ còn tỉnh. Mẹ được gây tê tủy sống hoặc tiếp tục sử dụng gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ nếu chuyển từ sinh ngả âm đạo sang sinh mổ để làm tê nửa người dưới đến 2 chân. Một ca mổ đẻ kéo dài khoảng 45 phút từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc (em bé được sinh ra trong 10 – 15 phút đầu tiên).

Trong một số trường hợp, mổ lấy thai có thể được lên kế hoạch trước. Đó là khi mẹ gặp phải một số vấn đề về sinh sản khiến lợi ích của sinh mổ lớn hơn so với sinh thường, chẳng hạn như khung chậu hẹp, tiền sản giật nặngnhau tiền đạonhau cài răng lược, nhiễm trùng đường âm đạo đang diễn tiến, ngôi mông con to…

Một số trường hợp mổ lấy thai không có kế hoạch trước, mà được chỉ định vì lý do khẩn cấp liên quan đến sức khỏe của mẹ, của bé hoặc của cả hai, chẳng hạn: chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ ngừng tiến triển hay vì tim thai suy, bất xứng đầu chậu… Lý do khác có thể là bệnh nhân mong muốn và có quyết định chọn sinh mổ.

Mặc dù phần lớn cuộc sinh mổ tương đối an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với sinh thường.

Nên sinh thường hay sinh mổ?

Sinh thường hay sinh mổ luôn là nổi băn khoăn của bất kỳ thai phụ nào, đặc biệt là đối với các mẹ sinh con đầu lòng. Bạn có thể tham khảo một số ưu và nhược điểm của 2 phương pháp này để lựa chọn cách thức sinh con phù hợp nhất với bản thân nhé!

SINH THƯỜNG SINH MỔ
MẸ
Ưu điểm
  • Thời gian hồi phục sau sinh ngắn, khoảng 1 giờ;
  • Thời gian nằm viện ngắn, 2-3 ngày;
  • Nguy cơ nhiễm trùng ít;
  • Mẹ được tiếp xúc sớm với trẻ, giúp gắn kết tình cảm mẹ con nhiều hơn;
  • Cho bé bú mẹ sớm giúp tăng tiết sữa sớm hơn, giúp tử cung gò tốt;
  • Có thể mang thai lần sau sớm hơn;
  • Trong trường hợp mổ lấy thai chủ động trước khi chuyển dạ, thai phụ không trải qua giai đoạn chuyển dạ nên không chịu cơn đau chuyển dạ;
  • Trong trường hợp mổ lấy thai cấp cứu, hoặc đã vào chuyển dạ nhưng không thành công, mổ sinh là cách cứu cánh để cuộc sinh an toàn cho mẹ và thai;
Nhược điểm
  • Mất máu ít hơn: thông thường 50 – 200ml;
  • Tổn thương rách âm đạo tầng sinh môn gây đau ở đáy chậu, âm đạo sau sinh;
  • Có thể bị són tiểu khi ho, rặn;
  • Có thể làm nặng hơn tình trạng trĩ;
  • Ảnh hưởng tâm lý sau sinh.
  • Mất máu nhiều hơn: thông thường 150 – 300ml;
  • Thời gian hồi phục sau sinh lâu hơn, khoảng 4-12 giờ;
  • Thời gian nằm viện dài 4-5 ngày;
  • Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn;
  • Đau vết mổ kéo dài;
  • Nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch cao hơn;
  • Sữa về chậm hơn so với sinh thường;
  • Tăng nguy cơ và biến chứng muộn ở thai kỳ sau: mổ lấy thai lần 2, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, thai bám sẹo mổ cũ, vỡ tử cung…
CON
Ưu điểm
  • Ít gặp phải các vấn đề về hô hấp;
  • Được da kề da với mẹ và bú mẹ sớm hơn;
  • Được tiếp xúc với hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo của mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ đường ruột của trẻ.
  • Nguy cơ bé suy hô hấp sau sinh do chậm hấp thu dịch phổi ở bất kỳ tuổi thai nào, tỷ lệ cao hơn ở những bé mổ sinh trước 39 tuần. Lý do là bé được lấy ra trực tiếp từ buồng ối, không trải qua quá trình ép nước ối trong phổi bé như sinh ngả âm đạo khi bé qua ống sinh của mẹ.
  • Bé chào đời một cách an toàn mà không lo bị thương. Đặc biệt trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn và quá tuần dự sinh;
  • Dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra; đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm.
Nhược điểm
  • Trẻ bị chấn thương trong những trường hợp mẹ sinh khó: con to kẹt vai, sanh giúp bằng dụng cụ…
  • Dễ gặp vấn đề về hô hấp hoặc khả năng miễn dịch yếu vì không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi như sinh thường, nguy cơ bị suyễn khi trưởng thành;
  • Có thể chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ;
  • Nguy cơ chấn thương trong lúc mổ;
  • Không được bú mẹ sớm do thời gian cách ly mẹ con sau sinh mổ.

Sinh thường mang lại nhiều lợi ích hơn so với sinh mổ. Do đó, bác sĩ luôn ưu tiên chọn sinh thường cho sản phụ, trừ khi có lý do cho việc bắt buộc phải mổ lấy thai, chẳng hạn như:

  • Quá trình chuyển dạ kéo dài: Tình trạng này thường xảy ra nếu cổ tử cung không mở đủ lớn mặc dù các cơn gò tử cung đã diễn ra trong vài giờ;
  • Rối loạn cơn gò trong chuyển dạ như: gò cường tính gây thai suy hoặc nguy cơ vỡ tử cung nếu không chuyển sang sinh mổ, gò yếu không đáp ứng với thuốc tăng cơn gò dẫn tới chuyển dạ kéo dài, ngừng tiến triển.
  • Thai phụ trên 35 tuổi;
  • Thai phụ từng trải qua cuộc phẫu thuật tử cung trước đây, chẳng hạn như mổ lấy thai trong các lần sinh trước, phẫu thuật lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng…
  • Thai phụ có tiền sử mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tiền sản giật hoặc các vấn đề về đông máu. Sinh mổ cũng được khuyến nghị nếu thai phụ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu, mồng gà sinh dục tại thời điểm chuyển dạ;
  • Thai phụ mang đa thai với ngôi thai và buồng ối không thuận lợi sinh ngả âm đạo;
  • Thai phụ gặp phải một số biến chứng trong thai kỳ như thai nhi chậm phát triển không chịu đựng được chuyển dạ hoặc thai to gây bất tương xứng thai nhi khung chậu để sinh ngả âm đạo, rau tiền đạo, rau cài răng lược…
  • Thai nhi có vị trí bất thường (ngôi mông, ngôi ngang);
  • Sa dây rốn: một vòng dây rốn sa xuống qua cổ tử cung và lọt vào trong ống sinh, dẫn đến lượng máu và oxy truyền đến thai nhi không đủ.

Dù quyết định sinh theo phương pháp nào, sản phụ cần hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình chuyển dạ, giúp ca sinh diễn ra thuận lợi và an toàn.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng