Sảy thai là tình trạng khá phổ biến, xảy ra ở 10% các trường hợp mang thai. Trong đó, khoảng 1% phụ nữ bị sảy thai nhiều lần. Y khoa gọi hiện tượng này là sảy thai liên tiếp. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây sảy thai nhiều lần sẽ giúp mẹ bầu đạt xác suất thành công cao hơn trong các lần mang thai sau. Khám, xét nghiệm tìm nguyên nhân và điều trị tốt có thể làm tăng tỷ lệ thai sống khỏe mạnh lên tới 70%.
1. Sảy thai liên tiếp là gì?
Sảy thai là tình trạng bị mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ, hoặc khi thai mới nặng dưới 500 gram. Sảy thai liên tiếp là khi một bệnh nhân bị sảy thai tự nhiên từ 2 lần trở lên.
Trên thực tế, tỷ lệ sảy thai tự nhiên chiếm đến 15% tổng số có thai. Nhiều phụ nữ thậm chí còn không nhận ra mình có thai cho đến khi bị sảy thai. Nguyên nhân là vì phần lớn thai bị sảy trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Người mẹ có nguy cơ bị sảy thai các lần sau rất cao nếu như đã từng bị sảy thai.
2. Nguyên nhân sảy thai liên tiếp
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ bầu nhiều lần bị sảy thai, được chia thành hai nhóm: nguyên nhân do sảy thai sớm và nguyên nhân do sảy thai muộn.
- Sảy thai sớm diễn ra khi thai kỳ chấm dứt trong tam cá nguyệt thứ nhất (13 tuần đầu thai kỳ). Nguyên nhân chủ yếu là do các vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc phôi thai bất thường. Các nghiên cứu cho thấy 50-80% trường hợp sảy thai sớm là do số lượng nhiễm sắc thể bất thường.
- Sảy thai muộn có thể là kết quả của các vấn đề tự miễn dịch, bất thường ở tử cung, chuyển dạ sinh non hoặc cổ tử cung không bình thường.
2.1. Di truyền
Nhiều trường hợp sảy thai sớm là do bất thường di truyền trong phôi thai hoặc thai nhi. Bình thường, có 46 nhiễm sắc thể chứa các gen phát triển bình thường. Tình trạng sảy thai xảy ra khi thai nhi có thêm hoặc thiếu một nhiễm sắc thể. Ví dụ, trẻ mắc hội chứng Down có tới 47 nhiễm sắc thể. Các bất thường về nhiễm sắc thể xảy ra không rõ lý do ở 60% trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu. Khi phụ nữ già đi, nguy cơ sảy thai do những bất thường di truyền này tăng lên, từ 10% -15% ở phụ nữ dưới 35 tuổi lên hơn 50% đối với phụ nữ trên 40 tuổi.
Để phát hiện sớm bất thường di truyền, bạn nên thực hiện karyotype test (xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ). Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ tế bào từ thai nhi, đem đi xét nghiệm nhằm xác định nhiễm sắc thể của bào thai có bình thường hay không. Dựa vào kết quả nhiễm sắc thể đồ, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp cho thai phụ.
2.2. Các bệnh mãn tính
Một số bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp hoặc đái tháo đường, nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp. Sự bất thường của hệ thống miễn dịch hoặc hệ thống đông máu (bệnh huyết khối) cũng góp phần dẫn tới tình trạng này.
Để khắc phục, bạn cần điều trị hoặc kiểm soát các tình trạng bệnh lý này trước khi tiếp tục mang thai.
2.3. Bệnh tự miễn
Có những bệnh tự miễn xảy ra khi cơ thể người mẹ sản xuất ra các kháng thể gây đông máu. Điều này khiến thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, gây ra sảy thai.
Trường hợp bạn từng sảy thai 3 lần trở lên hoặc có tiền sử cá nhân/gia đình về cục máu đông, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm máu để phát hiện các vấn đề tự miễn. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ có thể kê toa aspirin hàng ngày giúp chống lại tác động của những bệnh tự miễn này. Bên cạnh đó, các loại thuốc chống đông máu cũng được sử dụng để ngăn ngừa đông máu.
2.4. Dị tật tử cung
Bất thường về cấu trúc tử cung là nguyên nhân của khoảng 15% các ca sảy thai. Những bất thường về tử cung này có thể phát triển trong thai kỳ hoặc bẩm sinh, điển hình nhất là tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa…
Ngoài ra, những khối u như polyp hoặc u xơ tử cung, các vết sẹo tử cung cũng có thể gây sảy thai liên tiếp. Phần lớn những vấn đề này có thể được khắc phục trước khi thụ thai thông qua phương pháp phẫu thuật, giúp tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh cho thai phụ.
2.5. Yếu tố môi trường
Những thai phụ tiếp xúc với một số loại thuốc, hóa chất, tia X, thuốc lá, rượu…, sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn so với những người không tiếp xúc với các tác nhân này.
2.6. Sảy thai không rõ nguyên nhân
Trong rất nhiều trường hợp, bác sĩ không xác định được nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp. Thống kê cho thấy khoảng 50-75% phụ nữ bị sảy thai nhiều lần mà không tìm được nguyên nhân. Có thể có một vài manh mối, nhưng bác sĩ không chắc chắn nên không thể đưa ra đáp án chính xác cho tình trạng này.
3. Phòng ngừa Sảy thai liên tiếp
– Chế độ ăn
Để có được một cơ thể khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ là rất cần thiết, đặc biệt đối với người phụ nữ khi trước khi mang thai hoặc đang mang thai thì càng cần thiết hơn. Ngoài có một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học, mẹ bầu cũng cần phải bổ sung axit folic và viên sắt chống thiếu máu bằng đường uống. Những thực phẩm này có tác dụng giúp cơ thể mẹ bầu tránh bị thiếu máu trong suốt quá trình mang thai, đồng thời thiếu axit folic là nguyên nhân gây khuyết tật ống thần kinh, gây thiếu dinh dưỡng cho thai nhi và có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai liên tiếp.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như phát hiện sớm bệnh lý bất thường thì việc đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng. Đối với phụ nữ đang có kế hoạch có thai mà có tiền sử đã từng bị sảy thai hoặc phụ nữ đang mang thai thì càng quan trọng hơn, việc kiểm tra sức khỏe người mẹ cũng như sức khỏe thai nhi nên được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín và đặc biệt phải có chuyên khoa sản. Việc kiểm tra sẽ giúp bác sỹ phát hiện được những nguyên nhân có thể gây sảy thai cũng như sảy thai liên tiếp để điều trị sớm, dự phòng các nguyên nhân và có những lời khuyên xác thực nhất. Ví dụ : một trong những nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp thường gặp là do rối loạn nhiễm sắc thể, bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm nhiễm sắc thể cho cả 2 vợ chồng, nếu có bất thường sẽ được tư vấn ảnh hưởng đến thai trong quá trình mang thai như thế nào, đưa ra các phương pháp điều trị và lựa chon phương pháp điều trị nào hiệu quà, phù hợp nhất với hoàn cảnh của 2 vợ chồng.
– Thai có các dấu hiệu bất thường: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thấy có các dấu hiệu bất thường xuất hiện như : đau bụng, ra máu âm đạo( dù ít hay nhiều), sốt, huyết áp ca,… cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
– Vấn đề quan hệ tình dục và vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài khi có thai: Không nên quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ vì dễ gây sảy thai. Sử dụng các phương pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Sử dụng nước sạc để vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài khi mang thai. Kiểm tra phụ khoa nếu cảm thấy khó chịu ở vùng kín và ra nhiều khí hư bất thường.
– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn: Mẹ bầu không nên làm các việc nặng như: bê vác, xách nặng,…nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, có thể thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi,…phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Luôn giữ một tâm trạng thoải mái, có những suy nghĩ tích cực và tốt đẹp trong cuộc sống tương lai .Tránh những cảm xúc mạnh, đột ngột hoặc căng thẳng kéo dai. Đồng thời, không uống rượu, không hút thuốc lá và không dùng những chất kích thích khác.
– Nên lựa chọn những trang phục hoặc, giầy dép rộng rãi, thoải mái. Không mặc những bộ quần hay áo chật, bó sát, không được đi dép hoặc giày cao gót để tránh bị ngã.
– Nếu mẹ bầu đang điều trị bệnh lý nào khác cần có ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trong việc dùng thuốc kể cả là các thuốc bổ cho bà bầu. Không nên tự ý bỏ thuốc hoặc tăng liều lượng sử dụng. Đối với thuốc bổ nên uống theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
Lý do chúng tôi khuyên bạn nên tới phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ Thanh Hoá:
- Phòng khám có kinh nghiệm chuyên môn cao lâu đời tại Thanh Hoá – Kinh nghiệm thăm khám 18 năm
- Phòng khám luôn cập nhật những tiến bộ mới của Y học trong phác đồ điều trị và thăm khám
- Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, nhiệt tình chu đáo tận tuỵ với bệnh nhân
- Phòng khám có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, trước và sau thăm khám trọn đời cho bệnh nhân, xử lý 24/24 – Đi đầu tại Thanh Hoá trong chăm sóc bệnh nhân
- Phòng khám có trang thiết bị máy móc hiện tại, luôn đi đầu và cập nhật công nghệ mới nhất tại Thanh Hoá
- Phòng khám Sạch sẽ, thoáng mát, có phòng VIP, kiểm soát tốt quy trình vệ sinh nhiễm khuẩn
- Phòng khám là nơi được chị em trong tỉnh Thanh Hoá tin tưởng và thăm khám nhiều
- Mọi kết quả thăm khám của bệnh nhân đều bảo mật tuyệt đối, không cung cấp cho bên thứ 3
Phòng khám 400 Thanh Hoá có 2 cơ sở:
Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).
Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, p Ba Đình, Tp Thanh Hoá.
Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật (Kể cả ngày lễ)
Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Để được tư vấn Zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn!