Phòng Khám Vú Ở Thanh Hóa

Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, đây cũng là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ, bởi theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, nước ta có 15.000 người mắc căn bệnh này chiếm tỷ lệ 9,2% và hơn 6000 trường hợp tử vong vì ung thư vú. Đây thực sự là con số đáng lo ngại và để lại cho chị em nhiều băn khoăn như cần làm gì để chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư vú; khám tầm soát ung thư vú cần thực hiện những gì; ung thư vú có thể điều trị thành công hay không; …
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú có xu hướng gia tăng theo thời gian nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh ngày càng được cải thiện nhờ các thành tựu đạt được trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị, phát hiện bệnh càng sớm thì điều trị càng hiệu quả. Bệnh nhân ung thư vú được phát hiện bệnh ở giai đoạn I có hơn 90% cơ hội sống thêm 5 năm. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh ung thư vú ở giai đoạn sớm?

· Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18 tuổi trở lên): nên tự khám vú thường xuyên.
· Phụ nữ trong độ tuổi 20- 30 nên khám chuyên khoa 3 năm/ lần, từ 40 tuổi trở lên nên khám chuyên khoa 1 năm/ lần.
· Phụ nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú hoặc chụp mamography 1 năm/ lần.
· Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú nên siêu âm tuyến vú, chụp mamography và chụp cộng hưởng từ tuyến vú 1 năm/ lần. Yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú bao gồm: tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, tiền sử có kinh sớm (trước 12 tuổi) mãn kinh muộn ( sau 55 tuổi), thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc hormon nội tiết estrogen thay thế, không sinh con hoặc sinh con muộn sau 30 tuổi, chế độ ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên…

khám vú ở thanh hóa
1. Phụ nữ tự khám vú như thế nào?
Các chị em khi đi tắm hoặc trước khi ngủ có thể tự khám vú theo hướng dẫn sau:

· Chuẩn bị 1 chiếc gương lớn, tự khám bằng cách quan sát vú trước gương với vai thẳng, hai tay chống nhẹ lên hông. Hãy quan sát và tìm kiếm các bất thường nếu có về màu sắc, hình dạng và sự bất đối xứng hai bên vú, ví dụ: da có bị lồi lõm hay có sần như vỏ cam ko, núm vú có chảy dịch hay bị tụt núm vú ko, có vị trí nào sưng đau gây bất đối xứng bên còn lại ko…

· Giơ hai tay quá đầu và tìm kiếm các dấu hiệu như trên.

· Dùng ngón cái và ngón trỏ nặn nhẹ đầu vú kiểm tra xem có chảy dịch ko, dịch màu gì…

· Tự khám vú trong tư thế nằm ngửa, tay phải khám vú trái và ngược lại tay trái khám vú phải. Chụm các ngón tay lại và dùng phần thẳng của các ngón tay để kiểm tra nhu mô vú. Luôn giữ các ngón tay thẳng và khép lại với nhau trong quá trình khám vú. Có thể chia vú thành 4 góc ¼ và khám lần lượt từng góc hoặc bắt đầu từ núm vú di chuyển tay thành các vòng tròn to dần theo hình xoáy trôn ốc đến hết vú. Nên ghi nhớ trình tự khám mà bản thân hay dùng để cảm nhận và phát hiện những thay đổi của nhu mô vú. Hãy đảm bảo che phủ toàn bộ vú từ trên xuống dưới, từ xương đòn đến đỉnh bụng, từ nách đến đường giữa.

· Khám vú ở tư thế đứng hoặc ngồi với các bước như trên.

2. Các dấu hiệu bất thường của tuyến vú
2.1. Xuất hiện khối ở vú

Khối này có thể là nang hoặc u, u lành hoặc u ác. Đây là triệu chứng hay gặp nhất của ung thư vú, chiếm 90%. Vì vậy, khi phát hiện khối bất thường, cần đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, kết hợp cùng các xét nghiệm chuyên sâu khác như siêu âm, chụp X quang tuyến vú và xét nghiệm tế bào nhằm xác định bản chất khối u.

2.2. Tiết dịch núm vú
Dấu hiệu này gặp trong 5% các trường hợp ung thư vú. Phần lớn dịch tiết núm vú là do sinh lý hoặc do thay đổi nội tiết liên quan đến thai nghén, cho con bú hoặc dùng thuốc. Dịch tiết lành tính thường có màu trắng sữa, vàng trong hoặc trắng ngà. Tuy nhiên, nếu dịch tiết nhiều, có màu đỏ thẫm thì cần nghi ngờ có tổn thương ác tính, nên đi khám ngay.

2.3. Biến đổi về da
Ung thư vú có thể xâm lấn ra da và núm vú dẫn đến vùng da tương ứng thay đổi màu sắc như đỏ hoặc loét. Trường hợp các tế bào ung thư xâm nhập gây tắc nghẽn mạch bạch huyết có thể dẫn đến hình ảnh da lần sần như vỏ cam. Ngoài ra, có thể thấy những nốt di căn trên về mặt da.

2.4. Dấu hiệu co kéo/ tụt núm vú
Co kéo hay tụt núm vú là một trong những dấu hiệu của ung thư vú. Tuy nhiên cần phân biệt với tụt núm vú do đặc điểm giải phẫu hay do bệnh lý gây ra. Đối với tụt núm vú lành tính, thường xuất hiện từ nhỏ, núm vú có thể kéo ra được. Ngược lại, nếu dấu hiệu này mới xảy ra, tụt núm vú không cân xứng và không kéo ra được thì thường liên quan đến khối u ác tính bên dưới.

2.5. Biến dạng hình dạng vú.
Bình thường, tuyến vú hai bên có sự mất cân xứng nhẹ, nhưng nếu sự chênh lệch rõ thì có thể liên quan đến sự có mặt khối u ở dưới. Vì vậy, cần đánh giá kĩ thêm trên lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.

2.6. Đau
Đây là triệu chứng không thường gặp của ung thư, tuy nhiên, vẫn có thể gặp nếu u xâm lấn thần kinh và các tạng xung quanh.

3. Khi nào nên khám sàng lọc ung thư vú?
Khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư cần lưu ý thường xuyên khám sàng lọc từ sớm – đặc biệt là người trong gia đình có bệnh lý ung thư vú; phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh; đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú: đau ở vú, có cục u ở vú, nách,…

Phòng khám 400 có 2 cơ sở:
Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông, Tp Thanh Hóa (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).
Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, TP Thanh Hóa
Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)
Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Google Maps CS1: https://maps.app.goo.gl/pzJQN5R5eGZmkfD56
Google Maps CS2: https://maps.app.goo.gl/hKHfhCu9GbneS19m8
Cần tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn tận tình và chu đáo!

Địa chỉ đặt thuốc phụ khoaHãy nhấc máy và liên hệ cho chúng tôi vì điều đó là miễn phí và mang lợi ích cho bạn Hotline 0919.329.400