Thời kỳ mang thai được xem là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ. Theo thống kê tỷ lệ mắc phải nhiễm trùng tiểu thai kỳ vào khoảng 8%, trong đó 1-2% sản phụ có triệu chứng và 2-13% sản phụ không biểu hiện triệu chứng gì, gây khó khăn khi phát hiện bệnh. Vậy nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu như thế nào?
1. Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là tình trạng bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu thai phụ như thận, niệu quản, bàng quang… bị nhiễm khuẩn. Tuy bệnh rất thường gặp, nhưng không phải lúc nào các triệu chứng cũng xuất hiện một cách rõ ràng, nên dễ khiến cho thai phụ không nhận biết được, dẫn đến bỏ qua hoặc điều trị không hiệu quả, làm bệnh tái phát nhiều lần.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm tiết niệu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng như viêm bể thận ở mẹ, nguy cơ sảy thai, sinh non; em bé nhẹ cân, nhiễm khuẩn sơ sinh…
Trong trường hợp bị nhiễm trùng tiết niệu, thai phụ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh theo phác đồ điều trị chuyên biệt, giúp đảm bảo cho một thai kỳ an toàn.
2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E.coli, khi bị đào thải ra ngoài qua phân chúng là nguyên nhân gây bệnh chính của các cơ quan khác gần hậu môn bao gồm đường tiết niệu và âm đạo.
Khi mang thai do khối lượng cơ tử cung tăng lên chèn ép vào đường tiết niệu gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Thói quen uống ít nước gây cô đặc nước tiểu, nước tiểu ứ đọng và trào ngược dễ gây viêm đường tiết niệu.
Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang và qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận.
3. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu
Số liệu thống kê cho thấy có từ 2-10% phụ nữ bị viêm tiết niệu khi mang thai và điều đáng lo ngại là tình trạng này có xu hướng tái phát thường xuyên, nhất là với người từng có bệnh và nguy cơ cũng lớn hơn với những phụ nữ sinh nhiều lần. Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở bà bầu thường là:
- Đau rát hoặc cảm thấy khó chịu khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
- Lượng nước tiểu thay đổi (nhiều hơn hoặc ít hơn)
- Cảm giác khẩn cấp khi đi tiểu, nhưng tiểu lại ít
- Tiểu tiện không tự chủ
- Nước tiểu có lẫn máu, đục, mùi hôi bất thường
- Chuột rút
- Đau tức ở vùng bụng dưới
- Đau khi quan hệ tình dục
- Ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
- Đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn khi vi khuẩn lan đến thận
4. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
Phương thức điều trị đối với phụ nữ khi mang thai bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang
- Bệnh nhân được điều trị ngoại trú sử dụng kháng sinh kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống
- Kháng sinh được lựa chọn là nhóm beta-lactam, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai không ảnh hưởng tới thai nhi.
- Ăn tăng cường các loại rau, quả chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước.
Điều trị trường hợp viêm thận bể thận cấp
- Là bệnh cấp tính nên người bệnh được điều trị tích cực tại bệnh viện
- Sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ hoặc khi chưa có kết quả kháng sinh đồ điều trị kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm của bác sĩ
- Đánh giá theo dõi tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp
- Trường hợp người bệnh có sỏi hay dị dạng đường tiết niệu, sản phụ được đặt tạm thời dẫn lưu nước tiểu qua sonde.
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi, trừ khi vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng thận. Tuy nhiên nguy cơ này sẽ được kiểm soát nếu điều trị sớm.
Khi có dấu hiệu bất thường Bạn có thể liên hệ với Phòng khám 400 qua:
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng
Phòng khám 400 có 2 cơ sở:
Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).
Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, TPTH.
Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)
Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Google Maps CS1: https://maps.app.goo.gl/pzJQN5R5eGZmkfD56
Google Maps CS2: https://maps.app.goo.gl/hKHfhCu9GbneS19m8