Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất
1. Đường lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con
Viêm gan siêu vi B lây truyền qua các con đường: từ mẹ sang con, truyền máu, quan hệ tình dục… Tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị bệnh. Cụ thể, mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ có tỷ lệ truyền bệnh sang con là 1%. Nếu thai phụ mắc bệnh trong 3 tháng giữa thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh sang con là 10%. Với trường hợp mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ truyền bệnh lên tới 60 – 70%.
Về đường lây bệnh, viêm gan B chủ yếu lây từ mẹ sang con trong lúc sinh sản: máu từ nhau thai bong tróc truyền cho bé; sản dịch, máu của mẹ lây cho trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh hít hoặc nuốt phải dịch có virus viêm gan B từ người mẹ,… Người mẹ sinh thường hay sinh mổ đều có thể truyền virus viêm gan B cho con trong lúc chuyển dạ.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ sang con, trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B và tiêm huyết thanh viêm gan B.
Huyết thanh kháng virus viêm gan B hay còn được gọi là Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG), có tác dụng tạo miễn dịch thụ động, phòng ngừa nhanh cho các đối tượng vừa tiếp xúc với virus viêm gan B và có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B như: trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan B; người nhận các chế phẩm từ máu (máu, huyết tương, huyết thanh)…bị nhiễm viêm gan B. HBIG thường được kết hợp tiêm đồng thời với vắc xin phòng viêm gan B để giúp vừa tạo miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động, nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ phòng chống lại bệnh viêm gan siêu vi B.
2. Nên tiêm huyết thanh viêm gan B trong vòng mấy giờ?
Với người mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì trẻ sơ sinh sẽ được tiêm 1 liều huyết thanh viêm gan B (Ý) và 1 mũi vắc-xin ngừa viêm gan B. Các mũi vắc-xin tiếp theo sẽ được tiêm ở tháng thứ 2 và tháng thứ 4 sau sinh. Lịch tiêm vắc-xin tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thời điểm tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ, nên tiêm huyết thanh và vắc-xin viêm gan B trong vòng 12 – 24 giờ sau sinh, tốt là trong vòng 12 giờ. Khi đó, bé sẽ có trên 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Còn trong trường hợp không tiêm phòng đúng cách hoặc tiêm phòng quá muộn, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị viêm gan siêu vi B.
Mục đích của việc tiêm chủng: Globulin miễn dịch kháng viêm gan B có công dụng tạo miễn dịch thụ động, một mũi vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp có công dụng tạo miễn dịch chủ động cho trẻ. Vị trí tiêm kháng thể HBIg phải khác với vị trí tiêm vắc-xin viêm gan B.
Trình tự tiêm phòng viêm gan B cho trẻ có mẹ mang virus viêm gan B như sau:
- Mũi sơ sinh: Tiêm trong vòng 24 giờ, 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B;
- Mũi 1: Tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi;
- Mũi 2: Tiêm khi trẻ đủ 3 tháng tuổi;
- Mũi 3: Tiêm khi trẻ đủ 4 tháng tuổi;
- Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi với vắc xin 6 trong 1. Nên hoàn thành tiêm vắc-xin viêm gan B trước khi trẻ được 24 tháng tuổi.
Sau 5 năm, nên cho trẻ làm xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HbsAb). Nếu kết quả cho thấy kháng thể HBsAb < 10mUI/ml thì cần tiêm nhắc lại một liều vắc-xin viêm gan B để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cho trẻ.
Đối với trẻ sinh non mẹ bị viêm gan B:
Khuyến cáo đầy đủ của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) Hoa Kỳ dành cho trẻ sinh non có cân nặng dưới 2000 gram bao gồm:
Nếu người mẹ có HBsAg dương tính:
- Sử dụng cho trẻ cả kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B và vắc – xin phòng virus viêm gan B trong vòng 12 giờ kể từ khi trẻ được sinh ra. Liều vắc – xin phòng virus viêm gan B này sẽ không được tính vào tổng 3 liều vắc – xin phòng virus viêm gan B sử dụng sau này.
- Sử dụng vắc – xin phòng virus viêm gan B vào các thời điểm trẻ được 1 tháng tuổi, giữa tháng tuổi thứ 2 và 3, và khi trẻ được đủ 6 tháng tuổi (nếu tính cả liều vắc – xin sử dụng khi trẻ mới sinh thì số liều sử dụng tổng cộng là 4 liều); nếu sử dụng vắc – xin đa giá 6 in 1( Infanrix hexa hoặc Hexaxim ) thì sẽ dùng cho trẻ khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng. Dù là loại vắc – xin nào thì liều cuối cùng đều không nên sử dụng trước khi trẻ được 24 tuần tuổi.
Khi trẻ được 9 đến 12 tháng tuổi cần làm xét nghiệm HBsAg và anti – HBs, hoặc là sau khi sử dụng liều cuối cùng của vắc – xin phòng virus viêm gan B từ 1 đến 2 tháng (trong trường hợp việc sử dụng vắc – xin không được tuân theo đúng lịch). Xét nghiệm không nên được thực hiện trước khi trẻ đủ 9 tháng tuổi (vì anti – HBs từ việc sử dụng kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B có thể vẫn còn dương tính, dẫn tới làm sai lệch kết quả xét nghiệm), hoặc trong vòng 1 tháng sau khi sử dụng liều vắc – xin phòng virus viêm gan B gần nhất (bởi xét nghiệm HBsAg trong vòng 1 tháng kể từ khi dùng liều vắc – xin cuối có thể cho kết quả không chính xác vì cơ thể đang trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi dùng vắc – xin).
Nếu không biết tình trạng HBsAg của người mẹ:
Nếu tình trạng HBsAg của người mẹ không thể xác định trong vòng 12 giờ kể từ khi trẻ được sinh ra, sử dụng cho trẻ cả kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B và vắc – xin phòng virus viêm gan B. Liều vắc – xin phòng virus viêm gan B này sẽ không được tính vào tổng 3 liều vắc – xin phòng virus viêm gan B sử dụng sau này.3 liều vắc – xin phòng virus viêm gan B sẽ được sử dụng theo lịch khuyến cáo dựa trên tình trạng HBsAg của người mẹ. Liều vắc – xin cuối cùng không nên sử dụng trước khi trẻ được 24 tuần tuổi.
Nếu tình trạng HBsAg của người mẹ không có cách nào xác định được:
Việc sử dụng vắc – xin phòng virus viêm gan B cho trẻ sẽ giống như trường hợp trẻ có mẹ HBsAg dương tính đã nêu trên.
3. Tiêm phòng viêm gan B ở đâu?
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ hiện đang cung cấp nhiều loại vắc-xin phòng bệnh viêm gan B, bao gồm loại đơn và loại tiêm phối hợp cho các khách hàng có nhu cầu chủng ngừa bệnh. Các loại vắc-xin đang được sử dụng tại Phòng khám 400 để phòng ngừa bệnh viêm gan B gồm:
Các loại vaccine phòng viêm gan B :
- Heberbiovac HB 0.5ml sản xuất tại Cuba
- Gene-HBvax 0.5ml sản xuất tại Việt Nam
- Immunohbs 180UI/1ml sản xuất tại Ý.
Loại phối hợp:
- Vắc-xin Twinrix phòng ngừa viêm gan A – viêm gan B.
- Vắc-xin Infanrix hexa 0,5ml được sản xuất tại Bỉ phòng ngừa Bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt – Hib – viêm gan B.
- Vắc-xin Hexaxim 0.5ml sản xuất bởi tại Pháp phòng ngừa Bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt – Hib – viêm gan B.
Phòng khám 400 hiện cung cấp đầy đủ các loại vắc–xin tiêm chủng cho cả người lớn và trẻ em. Tất cả các sinh phẩm, vắc-xin tại Phòng khám 400 đều có chất lượng cao; được bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới. Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm với đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản về tiêm chủng, theo dõi sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cao nhất.