1. Hai nhóm của virus HPV
Virus HPV (human papilloma virus) nhóm lớn bao gồm nhiều loại virus gây bệnh u nhú ở người. Virus HPV rất phổ biến, có thể lây dễ dàng qua đường tình dục. Cần lưu ý, virus HPV gây những bệnh riêng biệt, không phải là HIV hay herpes.
Hiện nay, virus HPV được phân chia thành 2 nhóm virus chính:
-
Các chủng HPV nguy cơ thấp
Các chủng HPV nguy cơ thấp hầu hết không gây bệnh, gồm các chủng như: 6, 11, 40, 42, 43, 44, 53, 54, 61, 72, 73 và 81. Trong đó, tuýp HPV 6,11 có thể gây mụn cóc (u nhú) trên hoặc xung quanh các bộ phận sinh dục và hậu môn của cả nam lẫn nữ.
Nữ giới có thể xuất hiện mụn cóc ở cổ tử cung và trong âm đạo. Nam giới có thể xuất hiện mụn cóc sinh dục ở dương vật hậu môn. Các chuyên gia y tế cho biết, các type HPV này hiếm khi gây ung thư hay biến chứng nguy hiểm nên được gọi là các type virus HPV có nguy cơ thấp.
-
Các chủng HPV có nguy cơ cao
Các chủng HPV nguy cơ cao là các type virus có thể gây ra một số loại ung thư nguy hiểm. Hiện có khoảng 14 loại virus HPV nguy cơ cao bao gồm: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68. Đặc biệt, type HPV16 và HPV 18 là 2 type nguy cơ cao hàng đầu khi gây ra hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến HPV.
Các chuyên gia y tế cho biết, các thay đổi ở mức độ tế bào và các tổn thương tiền ung thư có liên quan tới các type HPV nguy cơ cao theo thời gian có khả năng tiến triển thành ung thư.
Virus HPV rất phổ biến, cứ 10 người sẽ có 8 người nhiễm virus HPV ít nhất 1 lần trong đời và một số người có thể bị tái nhiễm. Trong phần lớn trường hợp, cơ thể có khả năng tự đào thải virus. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng nhiễm virus HPV có thể kéo dài dai dẳng, không loại bỏ được dứt điểm. Nếu nhiễm virus HPV mạn tính hoặc kéo dài, đặc biệt do một số type HPV có nguy cơ cao thì người bệnh có thể tiến triển thành ung thư trong tương lai.
Type HPV 16 là một chủng virus HPV nguy hiểm và thường gặp nhất thuộc nhóm nguy cơ cao. HPV type 16 thường tiến triển âm thầm qua nhiều năm và gây các triệu chứng âm thầm. Chủng HPV type 16 được xác định là tác nhân gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật,…
2. HPV Type 16 là gì?
Virus HPV type 16 là chủng virus được đánh giá là nguy hiểm nhất, là tác nhân trực tiếp dẫn tới nhiều bệnh ung thư nguy hiểm ở tất cả giới, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo nghiên cứu, virus HPV có hơn 140 type, trong đó có khoảng 40 type phổ biến ở người. Cần lưu ý, trong khoảng 40 type không phải type nào cũng có mức độ nguy hiểm như HPV type 16.
Theo BS Lê Thị Trúc Phương, không chỉ gây bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh nguy hiểm ở nữ giới, tỷ lệ nam giới mắc các bệnh do HPV type 16 đang gia tăng. Độ lưu hành virus HPV ở đường sinh dục của nam cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi.
Theo thống kê, virus HPV lưu hành với tỷ lệ rất cao ở cả nam và nữ, trong đó nam giới có mức cao hơn với 91% so với nữ giới là 85% khiến cho nguy cơ mắc bệnh luôn hiện hữu. Nam giới có tỷ lệ thải loại HPV ra khỏi cơ thể thấp hơn 26% so với nữ giới.
Virus HPV nói chung, HPV type 16 nói riêng khi đã xâm nhập vào bên trong cơ thể thường tồn tại lâu, phát triển âm thầm, dần tăng sinh thay đổi cấu trúc tế bào dẫn đến nam giới dễ mắc các bệnh ung thư sinh dục…
3. HPV Type 16 gây nên những bệnh gì?
Virus HPV type 16 là chủng virus nguy hiểm nhất nên mức độ nguy hiểm của HPV type 16 tuyệt đối không thể chủ quan. HPV type 16 thường không gây các triệu chứng bệnh sớm mà tiến triển âm thầm tới khi bệnh bùng phát ở giai đoạn muộn. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến mức độ nguy hiểm của virus HPV type luôn đạt tới mức cao.
Khi nhiễm virus HPV type 16 nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư âm hộ, ung thư hầu họng,… Dưới đây là những thông tin chi tiết về các bệnh nguy hiểm do HPV type 16:
3.1. Ung thư cổ tử cung do HPV type 16
Trong hơn 140 type virus HPV, type HPV 16 và 18 gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phổ biến thứ 2 ở nữ giới, chỉ sau ung thư vú. Virus HPV gây biến đổi tế bào trong lớp biểu mô của cổ tử cung, phát triển thành các tổn thương tiền ung thư, sau đó nhiều năm sẽ diễn tiến thành ung thư.
Vậy có phải dương tính với HPV type 16 là chắc chắn bị ung thư cổ tử cung không? Các chuyên gia y tế cho biết, không phải ai bị dương tính với virus HPV type 16 cũng sẽ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Các yếu tố như mắc HIV, giảm miễn dịch, tuổi tác, lịch sử mắc bệnh trong gia đình… cũng góp phần tăng khả năng bị ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Ở một số phụ nữ, việc nhiễm các loại HPV type 16 có thể dẫn đến những sự biến đổi tế bào ở cổ tử cung, nếu như không được điều trị có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nữ giới cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý khác do type virus HPV 16 như: ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, sùi mào gà,….
Tiêm chủng vắc xin HPV đầy đủ và tầm soát định kỳ có thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV type 16.
3.2. Ung thư hậu môn
Virus HPV type 16 có thể gây bệnh ung thư hậu môn ở cả nam và nữ. Tỷ lệ này phổ biến hơn ở những người nhiễm HIV và những người thuộc cộng đồng đồng tính (LGBT) khi quan hệ tình dục đồng giới.
Thống kê của GLOBOCAN năm 2020, Việt Nam ghi nhận 579 ca mắc mới và 321 ca tử vong do ung thư hậu môn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng thống kê, tại nước này, mỗi năm có 14.800 nam giới và 21.100 nữ giới mắc bệnh ung thư do HPV, khoảng 2.100 nam giới và 4.400 nữ giới mắc ung thư hậu môn do nhiều nguyên nhân.
Ung thư hậu môn không phải là bệnh hiếm gặp. Triệu chứng ung thư hậu môn do HPV có thể tương tự bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích và nhiều bệnh đường tiêu hóa khác, gồm: thay đổi thói quen đi ngoài, phân nhỏ, đi tiêu phải rặn nhiều; các biểu hiện bất thường ở hậu môn như chảy máu, dịch nhầy, mủ, đau, cảm giác nặng, khối u và ngứa… Ngoài ra, có 20% ca mắc không triệu chứng. Do vậy, cần chủ động phát hiện các triệu chứng để điều trị kịp thời.
3.3. Ung thư dương vật
Ung thư dương vật rất hiếm gặp, xếp thứ 17 trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới. Virus HPV, đặc biệt là các chủng 16 và 18 là nguyên nhân chính gây bệnh. Bệnh có các biểu hiện như thay đổi độ dày hoặc màu da, dương vật phát ban hoặc xuất hiện các nốt sần nhỏ, có cục u, có thể chảy máu, sưng; tiết dịch có mùi hôi; nổi cục dưới da ở vùng bẹn…
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư dương vật phổ biến hơn ở đối tượng nhiễm HIV và những người có quan hệ tình dục với nam giới khác. Không có xét nghiệm sàng lọc tiêu chuẩn để xác định các dấu hiệu sớm của ung thư dương vật. Vì hầu hết các trường hợp ung thư khởi phát từ dưới bao quy đầu nên việc phát hiện bệnh chỉ được ghi nhận bệnh đang tiến triển.
3.4. Ung thư vòm họng gia tăng do HPV type 16
Virus HPV type 16 được tìm thấy trong một số tổn thương ung thư vùng miệng và hầu họng ở cả nam giới và nữ giới. Hầu hết các khối ung thư được phát hiện ở mặt sau họng, bao gồm khu vực đáy lưỡi và amidan. Đây là loại ung thư có liên quan đến HPV phổ biến nhất ở nam giới.
Hiện không có xét nghiệm sàng lọc tiêu chuẩn nhằm phát hiện sớm các tổn thương ung thư này. Ung thư vòm họng thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh viêm mũi họng. Do đó, việc phòng ngừa và chủ động phát hiện bệnh sớm rất quan trọng.
3.5. Ung thư âm hộ
Trong một số trường hợp, HPV type 16 gây ung thư âm hộ, bộ phận phía ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Loại ung thư này ít gặp hơn nhiều so với ung thư cổ tử cung. Hiện không có xét nghiệm sàng lọc tiêu chuẩn cho ung thư âm hộ ngoài khám sức khỏe thường quy
3.6. Ung thư âm đạo
Hầu hết các trường hợp ung thư âm đạo đều có sự hiện diện của virus HPV. Nhiều tổn thương tiền ung thư âm đạo do virus HPV có thể tồn tại nhiều năm trước khi tiến triển thành ung thư. Các tổn thương tiền ung thư này có thể được phát hiện bằng xét nghiệm Pap dùng để xét nghiệm ung thư và tiền ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện tiền ung thư, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, cần ngăn chặn tế bào ung thư trước khi bệnh xuất hiện và tiến triển.
4. Có thể phát hiện sớm bị nhiễm HPV type 16 bằng cách nào?
Theo các nghiên cứu, quá trình nhiễm HPV type 16 tiến triển thành ung thư xâm lấn mất khoảng 10-15 năm. Trong một số trường hợp hiếm, khoảng thời gian này rút ngắn còn 1-2 năm. Do đó, tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung khi chưa có biểu hiện vô cùng quan trọng.
Tầm soát phát hiện HPV type 16 khi chưa có triệu chứng rất quan trọng vì khoảng thời gian hình thành và phát triển tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tương đối dài (3-7 năm). Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được điều trị kịp thời, từ đó giảm chi phí và thời gian điều trị, tăng chất lượng cuộc sống. Dưới đây là các xét nghiệm giúp phát hiện sớm nhiễm HPV type 16:
4.1. Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV là xét nghiệm giúp đánh giá nguy cơ ung thư cổ tử cung, nhưng xét nghiệm này không giúp chẩn đoán bạn có bị ung thư hay không. Thực tế, xét nghiệm HPV chỉ giúp phát hiện virus HPV type 16 có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, đang tồn tại trong cơ thể hay không.
Nếu kết quả dương tính với virus HPV type 16, các sĩ có thể đưa ra các biện pháp tốt hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bao gồm: theo dõi sau khi xét nghiệm, thực hiện xét nghiệm thêm hoặc điều trị các tế bào bất thường hay điều trị tiền ung thư.
4.2. Xét nghiệm Pap
Xét nghiệm PAP (xét nghiệm Papanicolaou, phết PAP, phết tế bào cổ tử cung) là phương pháp tầm soát để kiểm tra và phát hiện những biến đổi bất thường cũng như những thay đổi ung thư hoặc tiền ung thư trong tế bào cổ tử cung do virus HPV type 16,18.
Xét nghiệm PAP là kỹ thuật kinh điển, được thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào cổ tử cung phết trực tiếp lên lam kính, rồi gửi tới phòng xét nghiệm để xử lý và đọc kết quả dưới kính hiển vi. Độ nhạy của Pap trong khoảng 50 – 75%, độ đặc hiệu đạt 80 – 90% tuỳ phương pháp thực hiện. Để khẳng định bạn có bị ung thư hay không khi kết quả PAP bất thường cần phải làm thêm phương pháp khác như soi và sinh thiết cổ tử cung.
4.3. Chưa có phương pháp xét nghiệm HPV cho nam giới
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, hiện chưa có xét nghiệm nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận để sàng lọc virus HPV ở nam giới. Những nam giới có nguy cơ nhiễm HPV type 16 gây bệnh hậu môn cao có thể làm xét nghiệm tế bào học hậu môn (xét nghiệm Pap hậu môn) để tìm kiếm các tế bào bất thường. Tuy nhiên, xét nghiệm này không phổ biến rộng rãi cũng như chưa có quy định về tần suất và độ tuổi xét nghiệm cụ thể.
5. Bị nhiễm hpv type 16 có chữa được không?
Không có cách điều trị việc nhiễm virus HPV, nhưng nhiều loại sẽ tự biến mất. Theo CDC Hoa Kỳ, hơn 90% trường hợp nhiễm HPV mới khỏi hoặc không thể phát hiện được trong vòng 2 năm kể từ khi nhiễm virus. Trong nhiều trường hợp, virus biến mất hoặc không thể phát hiện được trong vòng 6 tháng.
Nếu virus không biến mất, đặc biệt đối với các type HPV nguy cơ cao như 16 bác sĩ sẽ điều trị bất kỳ thay đổi tế bào cổ tử cung, tế bào ung thư hoặc mụn cóc liên quan đến HPV.
6. Cách phòng ngừa virus HPV type 16
6.1. Tiêm ngừa vắc xin HPV
Theo CDC Hoa Kỳ, 88% bé gái, 81% phụ nữ trưởng thành tiêm vắc xin HPV đã giảm được nguy cơ mắc các bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục do HPV gây ra. Nam giới hiện nay chưa có các biện pháp tầm soát virus HPV type 16 nên cần tiêm vắc xin để phòng bệnh.
Hiện vắc xin Gardasil và Gardasil 9 là hai loại vắc xin có thể phòng ngừa hiệu quả, an toàn, giúp trẻ em và người lớn ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm do virus HPV. Đặc biệt vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 mở rộng chỉ định sử dụng cho nam giới và không giới hạn yếu tố quan hệ tình dục, hiệu quả bảo vệ lên đến 94% cả nam giới và nữ giới khỏi các bệnh ung thư nguy hiểm do virus HPV gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm đạo, sùi mào gà,…
Virus HPV rất nguy hiểm với khoảng 14 type nguy cơ cao lây nhiễm bệnh ở người. Không không có khả năng một người nhiễm hết tất cả các type virus HPV trong cùng một thời điểm. Do vậy, nếu một người đã dương tính với một chủng HPV thì vẫn nên tiêm ngừa những chủng còn lại.
6.2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám định kỳ là điều cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt bộ phận sinh dục cần thiết khám định kỳ vì đây là bộ phận dễ gây viêm nhiễm, dẫn tới một số bệnh lây nhiễm nguy hiểm.
Các chị em phụ nữ trên 21 tuổi cần thực hiện xét nghiệm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát HPV thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. Virus HPV type 16 thường âm thầm tiến triển, không rõ triệu chứng cho tới khi đã hình thành bệnh nên việc chủ động thăm khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện bệnh sớm.
6.3. Tình dục lành mạnh và anh toàn
Việc quan hệ tình bừa bãi, không an toàn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ riêng các bệnh đường sinh dục do virus HPV. Quan hệ tình dục không an toàn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu chẳng may lây nhiễm HPV type 16, trước mắt là sùi mào gà tiếp theo phát triển dần dẫn tới ung thư các bộ phận khu vực sinh dục, ảnh hưởng tới tính mạng.
Các bệnh do virus HPV đều là những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe những người xung quanh. Quan hệ tình dục an toàn giúp bảo vệ bản thân và cả những người xung quanh.
6.4. Giữ vệ sinh cơ thể và bộ phận sinh dục
Việc giữ vệ sinh cơ thể và bộ phận sinh dục sạch sẽ là một trong những cách giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Sau khi quan hệ tình dục, bạn nên đi tiểu kết hợp vệ sinh cơ quan sinh dục với xà phòng và nước, các bước này sẽ giúp rửa trôi virus trước khi virus lây nhiễm vào bên trong cơ thể.
6.5. Thói quen sống lành mạnh
Có nhiều nghiên cứu cho rằng khả năng phát triển ung thư bị ảnh hưởng bởi các lối sống không lành mạnh. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus HPV type và bệnh ung thư do HPV, mỗi người cần thay đổi lối sống khoa học như: không hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân nặng hợp lý, tránh tia UV từ mặt trời, biết về tiền sử bệnh ung thư của gia đình.
7. Các câu hỏi thường gặp
7.1. HPV type 16 có tự đào thải không?
Đa số các chủng HPV, trong đó có virus HPV type 16 có thể tự đào thải hoàn toàn và không gây vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, một số trường hợp như: người có hệ miễn dịch yếu, người bệnh HIV/AIDS, người sinh nhiều con, người có nhiều bạn tình,… thì quá trình nhiễm HPV có thể kéo dài, virus HPV có thể âm thầm tiến triển và gây bệnh sùi mào gà hoặc các bệnh ung thư như ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn.
7.2. HPV 16 có lây nhiễm khi hôn không?
Virus HPV lây truyền qua đường quan hệ tình dục và đường tiếp xúc da kề da, vì vậy, việc virus HPV lây nhiễm qua nụ hôn sẽ giống như virus lây lan từ miệng này sang miệng khác.
Thực tế, không có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ chắc chắn giữa nụ hôn và việc lây nhiễm virus u nhú ở người (HPV). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nụ hôn sâu có thể làm cho khả năng lây truyền HPV cao hơn.
Hôn không được coi là đường lây truyền virus HPV phổ biến, nhưng các nhà khoa học cần phải nghiên cứu thêm trước khi có thể loại trừ hoàn toàn đường lây nhiễm bệnh này.
Virus HPV type 16 là type virus nguy cơ cao và có mức độ phổ biến trong cộng đồng. Virus HPV 16, 18 chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới, đây cũng là tác nhân chính gây nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm ở nam giới và quần thể giới đặc biệt. Do đó, tiêm chủng vắc xin HPV đầy đủ, đúng lịch là chìa khóa ngăn ngừa nguy cơ mắc HPV type 16 hiệu quả.\
Để đặt lịch khám tại Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY
Liên hệ:
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng
Phòng khám 400 có 2 cơ sở:
Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).
Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, TPTH.
Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)
Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Google Maps CS1: https://maps.app.goo.gl/pzJQN5R5eGZmkfD56
Google Maps CS2: https://maps.app.goo.gl/hKHfhCu9GbneS19m8
Cần tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn tận tình và chu đáo!