Đau lưng dưới có phải dấu hiệu sớm của mang thai hay không?

Đau lưng dưới có phải dấu hiệu sớm của mang thai? Đau lưng dưới là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, cả giai đoạn đầu và các giai đoạn sau. Khoảng 50% phụ nữ mang thai trải qua cơn đau lưng dưới tại một số thời điểm trong thai kỳ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơn đau lưng dưới thường xảy ra nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ hai nhưng cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

1. Đau lưng dưới có phải dấu hiệu sớm của mang thai?

Đau lưng dưới có phải dấu hiệu sớm của mang thai hay không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Đau lưng dưới là một trong những dấu hiệu trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi tử cung phát triển và mở rộng sẽ làm yếu cũng như kéo căng các cơ bụng, đồng thời thay đổi trọng tâm của cơ thể. Điều này dẫn đến việc tăng áp lực lên các khớp và cơ lưng.

Ngoài ra, hormone được giải phóng trong thời kỳ mang thai làm giãn các dây chằng ở vùng chậu, khiến các khớp trở nên linh hoạt hơn nhưng cũng có thể gây ra đau lưng dưới nếu các khớp trở nên quá lỏng.

Do các cơ ở bụng của thai phụ bị kéo căng và yếu hơn khi mang thai nên nguy cơ chấn thương khi tập thể dục cũng cao hơn bình thường.

Đau lưng dưới có phải dấu hiệu sớm của mang thai là câu hỏi thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ vì đây là tình trạng phổ biến trong thai kỳ.
Đau lưng dưới có phải dấu hiệu sớm của mang thai là câu hỏi thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ vì đây là tình trạng phổ biến trong thai kỳ.

2. Đau lưng dưới trong giai đoạn đầu mang thai có cảm giác như thế nào?

Các thai phụ có thể trải qua đau lưng dưới với mức độ và thời gian khởi phát khác nhau. Trong một nghiên cứu nhỏ vào năm 2017 với 97 thai phụ, một số người mô tả cơn đau lưng dưới có cảm giác như bị bỏng rát. Trong một nghiên cứu lớn hơn với 1.510 phụ nữ mang thai, những người tham gia mô tả cơn đau như sau:

  • Cơn đau dần lan rộng ra.
  • Cảm giác như bị vật sắc nhọn đâm vào.
  • Cơn đau kéo dài dai dẳng.
  • Thỉnh thoảng cơn đau xuất hiện thoáng qua.

Một số thai phụ cho biết bất kỳ hoạt động nào như nằm xuống, tập thể dục, đứng dậy, nâng vật nặng hoặc gập người đều khiến cơn đau lưng dưới của họ trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết các thai phụ cảm thấy cơn đau dữ dội hơn vào ban đêm và giảm dần vào buổi sáng. Khi nằm xuống, trọng lượng của vùng xương chậu tạo áp lực lên tử cung, khiến cảm giác đau tăng lên.

3. Những dấu hiệu khác trong thời kỳ đầu mang thai

Bên cạnh việc hiểu rõ đau lưng dưới có phải dấu hiệu sớm của mang thai, tìm hiểu những dấu hiệu khác trong thời kỳ đầu mang thai cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Mang thai không phải lúc nào cũng xuất hiện triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu và những dấu hiệu xuất hiện cũng có thể do các nguyên nhân khác gây nên. Vì vậy, chị em nên thực hiện xét nghiệm thai kỳ để có kết quả chính xác.

Ngoài đau lưng dưới, dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khác trong thời kỳ đầu mang thai:

  • Mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường.
  • Đau, nhức, sưng hoặc những thay đổi khác ở vùng ngực.
  • Đau tức hoặc đầy hơi ở bụng.
  • Co thắt nhẹ ở vùng khung chậu.
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Buồn nôn, nôn (ốm nghén).
  • Thèm ăn một số thực phẩm nhất định hoặc đột nhiên chán ăn một số món.
  • Khứu giác nhạy cảm hơn.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau đầu.
  • Thay đổi tâm trạng.
Ngoài đau lưng dưới, thai phụ cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi thói quen ăn uống.
Ngoài đau lưng dưới, thai phụ cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi thói quen ăn uống.

4. Xét nghiệm mang thai

Khi nghi ngờ bản thân đã mang thai và có những thắc mắc như đau lưng dưới có phải dấu hiệu sớm của mang thai, việc xét nghiệm là bước đầu tiên cần thiết để xác định chính xác. Hai phương pháp xét nghiệm chính được sử dụng phổ biến hiện nay là xét nghiệm mang thai tại nhà và xét nghiệm mang thai lâm sàng.

4.1 Xét nghiệm thử thai tại nhà

Que thử thai thường cho kết quả chính xác cao nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn. Nếu kết quả là dương tính, chị em có thể tin tưởng rằng bạn đang mang thai. Tuy nhiên, nếu kết quả là âm tính, điều đó có thể không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, nếu nghi ngờ mình có thai, hãy lặp lại xét nghiệm sau một tuần hoặc liên hệ với bác sĩ để làm xét nghiệm lâm sàng.

Cách thực hiện: Thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Đầu tiên, lấy mẫu nước tiểu vào cốc hoặc tiểu trực tiếp lên que thử. Sau vài phút, nếu có hormone hCG (hormone thai kỳ) trong nước tiểu, que thử sẽ hiển thị kết quả bằng cách thay đổi màu sắc hoặc hiện biểu tượng.

Thời điểm thực hiện: Người phụ nữ có thể thực hiện xét nghiệm mang thai tại nhà từ ngày đầu tiên trễ kinh hoặc ít nhất 21 ngày sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai.

4.2 Xét nghiệm mang thai lâm sàng

Xét nghiệm nước tiểu tại bệnh viện cũng giống như xét nghiệm nước tiểu tại nhà. Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu và kiểm tra nồng độ hormone hCG. Độ chính xác của phương pháp này tương tự như các xét nghiệm ở nhà.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hCG. Xét nghiệm máu có thể phát hiện thai sớm hơn so với xét nghiệm nước tiểu.

5. Cách điều trị đau lưng dưới trong giai đoạn mang thai

Nhiều phương pháp khác nhau có thể giúp thai phụ điều trị, giảm bớt tình trạng đau lưng dưới.

5.1 Các biện pháp tại nhà

  • Chườm nóng hoặc lạnh lên lưng trong thời gian ngắn.
  • Ngồi trên ghế có tựa lưng hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ thắt lưng khi ngồi.
  • Đi giày, dép hỗ trợ với đế nâng vòm và gót thấp.
  • Mặc quần áo hỗ trợ như áo nịt bụng dành riêng cho bà bầu.
  • Tránh nâng vật nặng.
  • Khi nhấc đồ, nên ngồi xổm xuống, gập đầu gối và giữ lưng thẳng.
  • Ngủ nghiêng một bên với đầu gối co, đặt gối giữa hai đầu gối và dưới bụng.

5.2 Thuốc

Các chuyên gia khuyến cáo các thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hoặc ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc điều trị đau lưng dưới. Thuốc giảm đau opioid và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đều có thể gây sảy thai hoặc thai nhi phát triển dị tật như tật nứt đốt sống (spina bifida), bệnh tim bẩm sinh và hở hàm ếch.

Acetaminophen có thể là một lựa chọn an toàn hơn để giúp thai phụ điều trị những cơn đau lưng dưới nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Nếu tình trạng đau thắt lưng ngày càng dữ dội hoặc kéo dài hơn 2 tuần, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác, chẳng hạn như:

  • Sảy thai.
  • Sinh non.
  • Nhiễm trùng thận.
  • Bong nhau thai, tình trạng nhau thai bong ra khỏi lớp lót bên trong tử cung.

Đau lưng dưới có thể là một triệu chứng sớm của thai kỳ nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất. Thay đổi hormone, sự giãn nở của cơ thể và sự điều chỉnh tư thế đều có thể gây ra tình trạng này. Mặc dù nhiều phụ nữ trải qua triệu chứng này trong giai đoạn đầu của thai kỳ, việc theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng các triệu chứng khác là rất quan trọng. Nếu nghi ngờ mình có thể mang thai hoặc cảm thấy cơn đau lưng dưới ngày càng nghiêm trọng, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kịp thời.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – Phường Đông Quang – Tỉnh Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – Phường Hạc Thành – Tỉnh Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng
`