Chế độ ăn cho Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều sản phụ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, lúc này việc cân bằng dinh dưỡng lại không hề dễ, bà bầu có thể tham khảo thực đơn dưới đây để có chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học.

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ phù hợp với toàn thể mọi người dân trong tỉnh Thanh Hoá.

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…

Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất

1. Tiểu đường thai kỳ là gì, nguyên nhân do đâu?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, bệnh được chẩn đoán trong giai đoạn 24 – 28 tuần và không xác định đã bị tiểu đường type 1 và type 2 trước đó.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ có thể là do hormone nhau thai sản suất nhằm giúp thai nhi phát triển, tuy nhiên, các hormone này cũng có thể ngăn chặn insulin thực hiện chức năng của nó. Khi cơ thể mẹ bầu không thể tạo ra đủ insulin, đường trong máu vẫn ở yên tại chỗ, lượng đường này không được chuyển hóa thành năng lượng tế bào, trở thành dư thừa và kháng insulin.

Nếu không kịp thời phát hiện và được điều trị tiểu đường thai kỳ, bệnh sẽ gây ra những biến chứng, hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Thời điểm lý tưởng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Tiểu đường thai kỳ là gì, khi nào cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

2. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ bầu có thể tăng cân quá mức và gây ra các nguy cơ nguy hiểm sau:

  • Bị đa ối, khiến tử cung to nhanh, gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp ở mẹ.
  • Tăng nguy cơ sảy thaisinh non.
  • Tăng nguy cơ huyết áp caotiền sản giật.
  • Gây ra tình trạng chuyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn, băng huyết sau sinh.
  • Gây tỷ lệ mổ cao hơn, rối loạn đường trong máu dễ dẫn đến hôn mê sâu.

Đối với thai nhi có mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng tỷ lệ dị tật thai nhi.
  • Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng.
  • Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2-5 lần, thậm chí là bị chết lưu do ngột đường huyết tăng quá cao…
Biến chứng tiểu đường thai kỳ
Biến chứng tiểu đường thai kỳ

3. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, với những sản phụ mắc phải tình trạng này cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết thai kỳ, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

tiểu đường thai kỳ
Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển

Những thực phẩm thai phụ nên ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.
  • Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa ăn phụ.
  • Một số loại hoa quả mẹ bầu nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ: bưởi , đu đủ, bơ, quả mâm xôi, dâu tây, cam…

* Lưu ý:

  • Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.

Những thực phẩm thai phụ nên giảm bớt:

  • Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
  • Một số loại trái cây nên hạn chế, ăn với lượng nhất định như vải, mít, sầu riêng, chuối, mãng cầu, nhãn…vì chúng có hàm lượng đường cao, ăn nhiều khiến đường huyết tăng.
  • Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,…
  • Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
  • Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,…

Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ cũng cần chú ý những điều sau:

  • Thực đơn hàng ngày cần được bổ sung đủ 5 nhóm dinh dưỡng cơ bản: chất đạm, chất bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất;

  • Không nên thay đổi số lượng thức ăn và các món trong thực đơn quá nhanh;

  • Không bỏ bữa, không để bụng quá no hoặc quá đói;

  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (tối ưu nhất là 5 bữa/ngày). Bữa sáng và bữa trưa nên ăn nhiều hơn lượng thức ăn so với bữa tối;

  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ;

  • Khi chế biến không nêm nhiều muối hoặc đường vào các món ăn, nhất là những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có kèm theo huyết áp cao;

  • Thay vì ăn rau xào nhiều dầu mỡ thì nên ăn salad, rau sống hoặc rau luộc trong các bữa chính, nên ăn món này trước khi ăn cơm và những món ăn khác.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng