Các nguyên nhân gây thai lưu trong 3 tháng đầu

Thai chết lưu là thai bị chết, lưu lại trong tử cung, không phát triển thành thai trưởng thành. Hiện tượng này cần được phát hiện, can thiệp sớm để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Có những nguyên nhân thường gặp gây thai lưu đến từ cả người mẹ và thai nhi. Có tới hơn 20% nguyên nhân thai lưu chưa thể xác định.

1. Thai lưu là gì?

Thai chết lưu là tình trạng thai nhi đã hình thành được nhưng không thể tiếp tục phát triển được trong tử cung của người mẹ. Đây là tình trạng mà không bà mẹ nào muốn xảy ra, tuy nhiên nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có để gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ.

Có nhiều nguyên nhân gây thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân.

2. Nguyên nhân thai lưu

 Những nguyên nhân thường gặp là:

Vấn đề về nhau thai: Thai lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ thường được cho là do vấn đề về phát triển của bào thai. Nhau thai là cơ quan kết nối cơ thể bé với cơ thể mẹ, vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi để thai nhi phát triển. Do đó, nếu nhau thai có vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, thậm chí là gây lưu, sảy thai.

Các vấn đề về nhiễm sắc thể: Nguyên nhân lớn nhất các ca lưu thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến nhiễm sắc thể. Nguyên do là hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể là thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.

Mất cân bằng hormone: Hormone có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Ví dụ như hormone progesterone có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung, nếu cơ thể của mẹ không đủ progesterone thì nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sảy thai.

Rối loạn miễn dịch: Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức, có thể là nguy cơ dẫn đến tái diễn. Nói theo cách đơn giản, cơ thể người mẹ không chấp nhận tình trạng mang thai.

Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu: Việc mẹ bầu bị bệnh khi mang thai, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp khi mang thai, lupus, bệnh thận và các vấn đề với tuyến giáp,… có thể làm tăng nguy cơ lưu thai.

dau-hieu-doa-say-thai-3-thang-dau-1
Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ gây lưu, sảy thai

Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm: Tình trạng nhiễm khuẩn, truyền nhiễm có thể làm cho túi ối bị vỡ sớm hoặc cũng có thể khiến cổ tử cung mở quá nhanh.

Cấu trúc tử cung: Các bất thường tử cung như tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, tử cung hai sừng,… có thể gây lưu, sảy thai.

3. Nên làm gì khi được chẩn đoán thai lưu?

nguyen-nhan-thai-luu-2
Khi đã được chẩn đoán xác định là mang thai lưu, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định cho thai ra

Khi đã được chẩn đoán xác định là mang thai lưu, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định cho thai ra bằng các phương pháp hút thai, gắp thai, gây sảy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai. Đồng thời, bà bầu được chú ý điều trị chống rối loạn đông máu và chống nhiễm trùng.

Sau khi lấy thai ra rồi, phụ nữ cần có một thời gian phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Với thai lưu trên 15 tuần cần được nghỉ ngơi trong khoảng 30 ngày. Khi người phụ nữ cảm thấy đã khỏe mạnh, tư tưởng thoải mái, có ham muốn tình dục thì có thể quay lại sinh hoạt vợ chồng nhưng phải tránh thai tối thiểu 3 – 6 tháng mới nên mang thai lại. Trong thời gian ngắn này, các cặp vợ chồng nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.

Để chuẩn bị cho lần mang thai sau, cả hai vợ chồng nên khám tổng quát, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất béo và vitamin cần thiết. Đồng thời, người phụ nữ nên bổ sung axit folic, tăng cường rèn luyện sức khỏe để có một thai kỳ tiếp theo an toàn hơn. Đến khi đã có thai, thai phụ nên đi khám thai sớm và định kỳ ở những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ, đưa ra những lời khuyên đúng đắn.

Phòng khám 400 có 2 cơ sở:
Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông, Tp Thanh Hóa (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).
Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, TP Thanh Hóa
Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)
Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Google Maps CS1: https://maps.app.goo.gl/pzJQN5R5eGZmkfD56
Google Maps CS2: https://maps.app.goo.gl/hKHfhCu9GbneS19m8
Cần tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn tận tình và chu đáo!