Cách phòng ngừa u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là các phát triển bất thường của buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi. Các u này thường có vỏ bọc bên ngoài, bên trong chứa dịch và lành tính trong hầu hết các trường hợp, có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên việc phát hiện u nang buồng trứng muộn có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như xoắn nang hay vỡ nang. Vậy có các cách phòng ngừa u nang buồng trứng nào?

1. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là bệnh lý hình thành do sự xuất hiện bất thường của một tập hợp các tế bào trên buồng trứng của phụ nữ trước hoặc trong thời kì mang thai. U nang buồng trứng có thể là u nang cơ năng (do rối loạn chức năng các nang nhỏ ở 2 bên buồng trứng) hoặc u nang thực thể (hình thành từ tổn thương nhu mô bình thường của buồng trứng). Nhìn chung, u nang buồng trứng khá lành tính và thường tự khỏi mà không cần điều trị chỉ trừ một số trường hợp u lớn gây biến chứng nguy hiểm.

U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa thường gặp
U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa thường gặp

2. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng thông thường là lành tính và không cần điều trị. Tuy nhiên cũng có các trường hợp u lớn phát sinh các biến chứng nguy hiểm như:

  • Xoắn nang: Xảy ra với khối u có kích thước nhỏ, cuống dài, không dính, đặc biệt là xảy ra khi người mẹ đang mang thai (tháng đầu) hoặc sau khi sinh nở gây ra cơn đau bụng dữ dội, vã mồ hôi, choáng, nôn,…
  • Vỡ nang: Thường gặp ở nang nước có vỏ mỏng, vỡ gây đau và chảy máu dữ dội. Các u nang phát triển to do phát hiện muộn hoặc chấn thương mạnh vùng bụng là các yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng này
  • Nhiễm khuẩn nang: Thường xảy ra khi có xoắn nang biểu hiện bằng việc nang to lên, dính vào các tạng xung quanh
  • Chèn ép tiểu khung: Là biến chứng muộn xảy ra khi khối u đã lớn, có khả năng đè vào trực tràng, bàng quang. U chèn ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng thì sẽ gây táo bón.
  • Xuất huyết trong nang: Là biến chứng phổ biến nhất, chảy máu xảy ra khi một mạch máu trong nang bị vỡ hoặc xoắn nang. Máu từ mạch máu tràn ra nang khiến nang to lên.

Nhìn chung, mặc dù lành tính nhưng u nang buồng trứng vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, gây khó thụ thai, vô sinh, đẻ non,… thậm chí là chuyển hóa thành ung thư gây nguy hiểm tới tính mạng.

3. Phòng ngừa u nang buồng trứng như thế nào?

U nang buồng trứng hoàn toàn có thể phát hiện sớm thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Việc chứa trị sớm sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng do u nang buồng trứng gây ra. Để phòng bệnh u nang buồng trứng người phụ nữ có thể thực hiện một số phương pháp sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp:

  • Ăn nhiều thức ăn chứa vitamin A và protein, trái cây tươi, rau xanh, thực phẩm có chứa estrogen cân bằng như sữa đậu nành, đậu hũ,…
  • Người bị u nang buồng trứng nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá hồi, cá thu, cá ngừ,…
  • Tránh ăn các loại thịt đỏ vì làm gia tăng nguy cơ bị u nang buồng trứng.
  • Hạn chế dùng thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, chất kích thích.

Tập thể dục thể thao điều độ:

  • Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, giảm khả năng mắc u nang.

Sinh hoạt hợp lý:

  • Uống đủ 2 lít nước/ngày.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress lo âu.
  • Không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích.
  • Giữ vệ sinh vùng kín, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
  • Tránh nạo phá thai, hạn chế dùng thuốc phá thai.

4. U nang buồng trứng sau điều trị phẫu thuật cần lưu ý gì?

Mặc dù đã áp dụng các phương pháp phòng ngừa thì u nang buồng trứng vẫn có thể xuất hiện thậm chí là cần tới can thiệp ngoại khoa để loại bỏ tình trạng này. Một số lưu ý sau khi mổ u nang buồng trứng là:

  • Kiêng quan hệ tình dục để tránh gây tổn thương cho vết mổ trong 3 tháng hoặc lâu hơn.
  • Tùy thuộc vào loại u và phương pháp phẫu thuật mà khả năng hồi phục sau mổ của mỗi ngày sẽ khác nhau. Thường thì mổ nội soi sẽ phục hồi nhanh hơn mổ hở.
  • Khi sức khỏe ổn định và không còn bị đau ở vùng mổ thì có thể quan hệ bình thường.
Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng
`