Mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt chủ yếu do rối loạn nội tiết tố gây ra và là nỗi ám ảnh cho giới chị em phụ nữ. Vậy mọi người cần làm gì để điều trị vừa hiệu quả mà vẫn an toàn, đảm bảo thẩm mỹ trong toàn bộ quá trình này?

1. Nguyên nhân xuất hiện mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt

Mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến, khoảng 63% phụ nữ gặp phải vấn đề này trong khoảng 7 đến 10 ngày trước khi xuất hiện kinh nguyệt và mụn sẽ giảm dần khi bắt đầu hành kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt trung bình thường dài 28 ngày, nồng độ nội tiết tố mỗi ngày sẽ khác nhau và những thay đổi nội tiết tố này ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của phụ nữ. Trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, hormone chiếm ưu thế là estrogen, ở nửa sau, hormone chính là progesterone. Nồng độ của cả hai hormone này sẽ giảm xuống mức thấp nhất khi chuẩn bị có kinh. Trong khi đó, nồng độ testosterone (nội tiết tố nam) trong cơ thể phụ nữ vẫn ở mức không đổi trong suốt cả tháng, điều này có nghĩa là trước và trong thời kỳ kinh nguyệt, testosterone tương đối cao hơn nội tiết tố nữ.

Nồng độ progesterone tăng ở nửa sau vòng kinh và testosterone tăng cao tương đối ở cuối chu kỳ kinh kích thích sản xuất bã nhờn. Quá nhiều bã nhờn gây ra tình trạng da bóng nhờn, bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn P. Acnes phát triển, dẫn đến mụn trứng cá và viêm nhiễm da.

Ngoài ra, mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt không liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, việc chăm sóc da đúng cách trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp da không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng mụn.

2. Điều trị mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt

Mụn trứng cá là điều khó tránh khỏi trong kỳ kinh nguyệt, nhưng chị em phụ nữ có thể kiểm soát và giảm bớt mức độ nghiêm trọng bằng cách chăm sóc da kỹ lưỡng, có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị, bao gồm:

2.1. Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có tác dụng làm giảm nồng độ testosterone, là chậm quá trình sản xuất dầu, giúp kiểm soát mụn trứng cá. Một số loại thuốc tránh thai được FDA phê duyệt để điều trị mụn trứng cá bao gồm Ortho Tri-Cyclen, Estrosten và Yaz.

Thuốc tránh thai có thể được dùng để điều trị mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt
Thuốc tránh thai có thể được dùng để điều trị mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thời gian hiệu quả: Cần kiên nhẫn vì có thể mất 3-4 tháng để cơ thể điều chỉnh với sự thay đổi nội tiết tố.
  • Mụn trứng cá có thể tăng trong giai đoạn đầu do phản ứng với sự thay đổi nội tiết tố, nhưng sẽ giảm dần sau đó.

Thuốc tránh thai có thể là một lựa chọn hiệu quả để kiểm soát mụn kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp và theo dõi tình trạng da trong quá trình sử dụng.

2.2. Sử dụng thuốc spironolactone

Khi mụn trứng cá không cải thiện với thuốc tránh thai, bác sĩ có thể kê thêm spironolactone để giảm mức testosterone, từ đó hạn chế tình trạng da sản xuất nhiều dầu, giúp giảm mụn.

Tuy nhiên, việc sử dụng spironolactone cũng có thể xuất hiện nhiều tác dụng phụ, bao gồm:

  • Đau ngực
  • Kinh nguyệt không đều
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Spironolactone có thể không phù hợp với tất cả phụ nữ nên mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc rủi ro và lợi ích trước khi sử dụng.

2.3. Phương pháp dành cho những người béo phì

Béo phì là một nguyên nhân chính làm giảm SHBG (globulin gắn với hormone sinh dục) và dẫn đến tăng testosterone, thúc đẩy sự hình thành mụn. Do đó, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân nặng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mụn kinh nguyệt.

2.4. Vệ sinh da thật kỹ

Hạn chế đưa vi khuẩn là một cách hiệu quả để giảm bớt tình trạng mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt. Hãy thực hiện những biện pháp đơn giản này để giữ cho da sạch sẽ và khỏe mạnh:

2.4.1. Tránh chạm vào mặt:

Bàn tay chứa bụi bẩn và vi khuẩn có thể lây lan sang da, gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn.

2.4.2. Vệ sinh điện thoại thường xuyên:

Khi tập luyện tại phòng tập, mọi người nên phủ khăn lên các tấm thảm tập để tránh da mặt tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn từ người khác.

2.5 Một số loại thuốc khác

Một số loại thuốc bác sĩ da liễu có thể kê đơn để hỗ trợ điều trị mụn trứng cá:

  • Accutane: Những trường hợp bị mụn nghiêm trọng hoặc đã thử các biện pháp điều trị khác mà không thành công, có thể sử dụng accutane (thành phần hoạt chất chính là isotretinoin). Accutane là một dẫn xuất tự nhiên của vitamin A. Tuy nhiên loại thuốc này tồn tại một số tác dụng phụ và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai nên mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Thuốc kháng sinh liều thấp: Bác sĩ kê đơn thuốc tetracycline liều thấp cho những trường hợp mụn viêm nhiễm, tuy nhiên không mọi người không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Ngoài uống và bôi thuốc theo đơn của bác sĩ da liễu, mụn trứng cá còn có thể được điều trị bằng một số phương pháp khác ngay tại phòng khám, như: tiêm cortisone, trị liệu bằng laser,…

Chu kỳ kinh nguyệt và sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vẻ đẹp của làn da phụ nữ. Hiểu rõ những thay đổi này giúp chị em phụ nữ chăm sóc da hiệu quả hơn trong từng giai đoạn của chu kỳ.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trên. Bác sĩ da liễu sẽ tư vấn và điều trị phù hợp với từng tình trạng da.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng