U xơ tử cung gây cục máu đông là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
1. Định nghĩa về u xơ tử cung
U xơ tử cung (còn gọi là u cơ trơn) là loại khối u phổ biến nhất ở vùng chậu. Ngoài ra, nguy cơ mắc u xơ tử cung cao hơn ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu sớm, béo phì và tăng huyết áp. Bên cạnh đó, phụ nữ có số lần sinh cao (từ 3 lần sinh trở lên) cũng có nguy cơ mắc u xơ tử cung cao.
U xơ tử cung thường xuất phát từ nội mạc tử cung và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác như dưới thanh mạc, trong cơ tử cung và dưới niêm mạc. Đôi khi, u xơ có thể phát triển ở trong dây chằng rộng, cổ tử cung hoặc trường hợp hiếm gặp hơn là ở ống dẫn trứng. Một số loại u xơ có cuống và một số không có cuống. U xơ dưới niêm mạc có thể lan ra khoang tử cung, hay còn gọi là u xơ dưới niêm mạc tử cung.
U xơ có thể tiến triển dưới dạng thoái hoá kính, u niêm, calci hoá, nang hoá, thoái hoá mỡ (thường chỉ trong thời kỳ mang thai) hoặc hoại tử. U xơ có thể phát triển to hơn trong thời kỳ sinh đẻ và giảm kích thước sau khi mãn kinh do có tính đáp ứng với estrogen.
2. U xơ gây cục máu đông có đáng sợ?
Hiện tượng xuất hiện cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt là điều khá bình thường.Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc tử cung bị bong ra dẫn đến lưu lượng máu tăng lên. Máu bị đông lại trong tử cung hoặc âm đạo bất cứ lúc nào trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài việc xuất hiện các cục máu đông có kích thước lớn, bệnh nhân u xơ tử cung có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:
- Tần suất đau bụng và chuột rút khá nhiều
- Cảm thấy đau khi quan hệ
- Đi tiểu đau
- Thường xuyên bị cục máu đông
Mặc dù tỉ lệ u xơ có nguy cơ chuyển biến thành sarcoma chỉ dưới 1% số bệnh nhân mắc bệnh, nhưng nỗi lo lắng về ung thư vẫn luôn ám ảnh trong tâm trí của bệnh nhân.
3. Cơ chế u xơ gây cục máu đông
Thoạt nhìn, có vẻ như u xơ tử cung không liên quan đến tắc mạch phổi. Tuy nhiên, điều mà nhiều phụ nữ không nhận ra là u xơ tử cung lớn có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, sau đó có thể dẫn đến tắc mạch phổi hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (khi cục máu đông nằm sâu trong chân).
Tuy nhiên, khi khối u xơ lớn trong tử cung phát triển quá lớn, đôi khi chúng có thể chèn ép các mạch máu vùng chậu dẫn đến tim và phổi. Kết quả là lưu lượng máu qua các mạch này chậm hơn. Và lưu lượng máu dự phòng đó có thể dẫn đến hình thành cục máu đông.
Trong khi các cục máu đông hình thành do u xơ tử cung lớn trong tử cung có thể có nhiều dạng khác nhau, thì phổ biến nhất, theo Tạp chí Báo cáo Trường hợp Hoa Kỳ, là tắc mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Thông thường, tắc mạch phổi là kết quả của các cục máu đông từ DVT vỡ ra và di chuyển lên phổi.
Tắc mạch phổi rất nguy hiểm vì cục máu đông chặn dòng máu qua phổi. Do đó, những rủi ro, như đã mô tả ở trên, bao gồm suy tim.
4. U xơ tử cung gây cục máu đông cần được theo dõi như thế nào?
U xơ tử cung thường được cho là nguyên nhân ngăn tử cung co bóp. Do đó, bệnh nhân mắc u xơ tử cung thường bị chảy máu nhiều hơn bình thường.
Ngoài ra, u xơ tạo ra các protein kích hoạt các mạch máu trong tử cung. Những mạch máu này sẽ chảy máu nhiều hơn khi lưu thông vào khoang tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt. Cục máu đông hình thành khi cơ thể không thể sản xuất đủ chất chống đông máu để theo kịp dòng chảy, dẫn đến số lượng cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt trở nên nhiều hơn.
U xơ tử cung gây ra khó chịu cho người bệnh như cảm giác đau và chuột rút, hoặc thậm chí là khó sinh. Có trường hợp, u xơ tử cung không gây ra triệu chứng gì nên bệnh nhân có thể hoàn toàn không biết mình đã mắc bệnh cho đến được phát hiện ra trong quá trình bệnh nhân khám phụ khoa.
U xơ gây cục máu đông sẽ gây nguy hiểm với bệnh nhân. Vì vậy, chị em phụ nữ cần phải chủ động tìm hiểu và theo dõi sự phát triển của các khối u xơ. Người bệnh nên đến thăm khám để được theo dõi và điều trị bằng các phương pháp phù hợp giúp giảm thiểu rủi ro xuất hiện các cục máu đông và các tình trạng sức khỏe liên quan khác.