MÁU BÁO THAI CÓ DỊCH NHẦY KHÔNG? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Máu báo thai là loại máu thường xuất hiện trong giai đoạn mang thai của nữ giới, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy trong máu báo thai có dịch nhầy không? Cần lưu ý những gì khi máu báo thai có sự hiện diện của dịch nhầy?

Máu báo thai có đặc điểm như thế nào?

Máu báo thai xuất hiện là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nữ giới báo hiệu quá trình thụ thai thành công và tiếp tục phát triển thành thai nhi. Máu báo thai là những giọt máu nhỏ, có màu hồng nhạt hoặc nâu đỏ, không có mùi, được chảy ra từ âm đạo do các mao mạch nhỏ của lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương trong quá trình phôi thai làm tổ gây nên tình trạng xuất huyết nhẹ. Những giọt máu này thường xuất hiện với số lượng ít và tồn tại trong vòng vài giờ (tối đa là 2 ngày) rồi biến mất nên thường được gọi là các đốm máu.

Máu báo thai có dịch nhầy không?

Như đã đề cập phía trên, máu báo thai xuất hiện là do phôi thai được cấy vào lớp niêm mạc tử cung để tiếp tục phát triển và nuôi dưỡng thai nhi. Lúc này các mao mạch nhỏ nằm xung quanh niêm mạc tử cung chịu tổn thương và vỡ ra khi phôi thai phát triển tại đây, gây ra tình trạng xuất huyết nhẹ và theo đường âm đạo chảy ra bên ngoài. Chính vì thế, trong máu báo thai chỉ bao gồm các niêm mạc tử cung bị bong tróc ra ở dạng đốm nhỏ và hoàn toàn không có chứa dịch nhầy.

Nguyên nhân máu báo thai có chất nhầy

Trên thực tế, máu báo thai không chứa các chất nhầy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chị em vẫn thấy chất nhầy song hành cùng máu báo thai. Điều này có thể là do:

1. Máu báo thai lẫn chất nhầy cổ tử cung

Chất nhầy cổ tử cung xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, được tiết ra bởi các tuyến nằm bên trong và xung quanh cổ tử cung. Chất nhầy này có vai trò bảo vệ tử cung, ngăn chặn những vật thể lạ xâm nhập vào bên trong đồng thời nuôi dưỡng, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tinh trùng dễ dàng gặp được trứng để quá trình thụ thai diễn ra thành công.

Khi các mao mạch của niêm mạc tử cung vỡ ra gây xuất huyết sẽ tạo thành máu báo thai. Máu báo thai đi ngang qua, kéo theo các chất nhầy cổ tử cung hòa làm một và chảy ra bên ngoài âm đạo của nữ giới. Vì thế, chị em sẽ thấy tình trạng máu báo thai có lẫn chất nhầy. Đây là tình trạng thường gặp, báo hiệu nữ giới đã mang thai.

2. Máu kinh nguyệt

Ngược lại với trường hợp phía trên, trường hợp này nữ giới không mang thai mà chị em đang có sự nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt xuất hiện hằng tháng. Về cơ bản đặc điểm của máu kinh là có sự góp mặt của chất nhầy trong 1 – 2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Khi sắp đến ngày “rụng dâu” cổ tử cung tiết ra lượng lớn các chất nhầy có màu trắng đục nhiều hơn so với ngày bình thường. Lượng chất nhầy được tiết ra này nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nồng độ hormone trong cơ thể của từng người.

Hiện tượng máu kinh nguyệt lẫn chất nhầy trong 1 – 2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt là tình trạng bình thường, không gây nguy hiểm đến sức khỏe phụ khoa, vì thế chị em không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu dịch nhầy này xuất hiện xuyên suốt cả chu kỳ kèm theo tình trạng nhớt và các triệu chứng khác đi kèm như đau bụng dưới liên tục, sốt, rong kinh, tiểu ra máu,… thì chị em nên đến gặp bác sĩ ngay để tham vấn ý kiến và có phương pháp điều trị kịp thời.

Khi chị em gặp phải tình trạng đau bụng dưới liên tục kèm sự xuất hiện của chất nhầy trong máu kinh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám
Khi chị em gặp phải tình trạng đau bụng dưới liên tục kèm sự xuất hiện của chất nhầy trong máu kinh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám

3. Vấn đề phụ khoa

Bệnh lý phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất huyết âm đạo kèm theo sự xuất hiện của chất nhầy. Một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, nữ giới có thể gặp phải, tiêu biểu như:

  • Viêm phần phụ: Đây là tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục ở nữ giới như vòi trứng, buồng trứng, tử cung,… do sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng  gây nên. Biểu hiện cơ bản của bệnh lý này bao gồm: Đau trong quá trình quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo kèm dịch nhầy, đau dữ dội ở phần bụng dưới, âm đạo ra mủ hoặc ra các chất lỏng bất thường khác,….
  • Polyp cổ tử cung: Là tình trạng xuất hiện một khối u nhỏ (đa số là lành tính) ở cổ tử cung hay nội mạc tử cung. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, các khối u này sẽ phát triển mạnh mẽ, để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Một số triệu chứng khởi phát của bệnh lý này như: Rối loạn kinh nguyệtrong kinh, đau vùng bụng dưới dữ dội, thường xuyên xuất hiện khí hư bất thường và đau trong những lần giao hợp, chảy máu âm đạo kèm theo dịch nhầy,…
  • U xơ tử cung: Là bệnh lý lành tính của tử cung. Đây là tình trạng những khối u được cấu tạo từ các tế bào cơ trơn và mô liên kết dạng sợi, sau đó chúng phát triển trong tử cung tạo thành u xơ. U xơ tử cung thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản hoặc những người đã từng mang thai và sinh con. Bệnh lý này xuất hiện sẽ đi kèm các triệu chứng như: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng vùng dưới, ra máu kinh nguyệt nhiều kèm theo chất nhầy,…
  • Viêm nội mạc tử cung: Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc xảy ra sau khi thực hiện một số thủ thuật không đảm bảo an toàn như nạo phá thai, can thiệp buồng trứng gây nên tình trạng viêm nhiễm. Chị em có thể nhận biết bệnh lý này dựa trên các triệu chứng như máu kinh bị vón cục, chảy máu âm đạo kèm theo chất nhầy có mùi tanh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,…
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Là hiện tượng các tế bào tuyến nằm trong ống tử cung phát triển và xâm lấn ra bên ngoài của cổ tử cung gây tổn thương cổ tử cung, thường gặp phải ở nữ giới đã qua quan hệ tình dục hay vừa mới sinh con, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Biểu hiện của căn bệnh này là sự xuất hiện của máu âm đạo có chứa chất nhầy, ra khí hư có mùi hôi, đau lưng, đau bụng nhiều và dữ dội,…
  • Các bệnh về buồng trứng: Buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng sinh sản ở nữ giới. Một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng có thể làm giảm khả năng sinh sản hoặc nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng vô sinh. Các triệu chứng cho thấy buồng trứng đang gặp vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, ra máu âm đạo có chứa chất nhầy, đau phần bụng dưới,…
  • Ung thư cổ tử cung: Là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, có tỷ lệ tử vong cao. Các triệu chứng khởi nguồn cho căn bệnh này thường gặp là ra máu bất thường, chảy máu sau khi quan hệ, chảy máu âm đạo nhiều kèm dịch nhầy, khí hư âm đạo có mùi hôi và màu sắc lạ, tiểu ra máu hoặc tiểu buốt, đau khi quan hệ tình dục, mệt mỏi, khó chịu trong người, cân nặng sụt giảm nghiêm trọng và đột ngột,…

Máu báo thai có dịch nhầy có sao không?

KHÔNG. Máu báo thai có dịch nhầy là hiện tượng bình thường và khá phổ biến, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe phụ khoa của nữ giới. Tuy nhiên, chị em nên phân biệt rõ giữa máu báo thai, máu kinh nguyệt và máu chảy ra từ âm đạo.

Bởi lẽ, máu kinh nguyệt và máu âm đạo có chứa chất nhầy đi kèm một số triệu chứng khác là dấu hiệu cảnh báo nữ giới đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe hay đang mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, chị em cần phân biệt rõ ràng 3 loại máu này để có cách phòng ngừa cũng như tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Chị em nên đi khám phụ khoa 6 tháng một lần để bác sĩ có thể kiểm tra, thăm khám nhằm kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe, tầm soát các nguy cơ tiềm ẩn gây ra các bệnh phụ khoa như: Viêm nhiễm, ung thư, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…

Bên cạnh đó, nếu nữ giới có các triệu chứng như: Chảy máu âm đạo kèm dịch nhầy kéo dài, đau bụng dữ dội và liên tục, sốt cao, khí hư xuất hiện bất thường kèm mùi hôi và màu sắc lạ, đau âm đạo kèm ngứa rát,… chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tham vấn ý kiến từ bác sĩ.

Cần làm gì khi máu báo thai kèm dịch nhầy?

Khi thấy có sự xuất hiện của máu báo thai kèm dịch nhầy, chị em có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Quan sát kỹ tình trạng máu chảy ra từ âm đạo như số lượng, màu sắc, tính chất… để có thể phân biệt được giữa máu báo thai có chứa chất nhầy cổ tử cung với máu kinh nguyệt và máu âm đạo có chứa chất nhầy. Từ đó, chị em có thể phán đoán được tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho phụ khoa, tránh sử dụng các dung dịch có mùi mạnh, có độ pH cao dễ gây kích ứng với vùng kín. Không nên thụt rửa âm đạo trong những lần vệ sinh vì điều này có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm.
  • Sử dụng băng vệ sinh nếu lượng máu chảy ra từ âm đạo nhiều và liên tục. Thường xuyên thay băng để duy trì sự thông thoáng và khô ráo cho vùng kín, tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Không tự ý sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cụ thể, tìm hiểu rõ nguồn gốc khởi phát của bệnh từ đó việc điều trị sẽ hiệu quả và an toàn hơn.
Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng
`