TRƯỚC KHI ĐI KHÁM PHỤ KHOA CẦN LƯU Ý GÌ? 9 KINH NGHIỆM VÀNG CẦN NHỚ

Theo một số thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ giới mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có xu hướng ngày càng tăng, vì thế việc thăm khám phụ khoa định kỳ là hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là tiền đề giúp nữ giới bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân đồng thời phòng ngừa nguy cơ tiềm ẩn gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Vậy trước khi đi khám phụ khoa cần lưu ý gì?

Thời điểm khám phụ khoa tốt nhất

Khám phụ khoa giúp nữ giới kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe sinh sản và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý liên quan đến phụ khoa. Theo một số lời khuyên từ bác sĩ, chị em nên đi khám phụ khoa lần đầu vào độ tuổi từ 13 – 15 tuổi là tốt nhất.

Vì đây là độ tuổi bước vào giai đoạn dậy thì, giai đoạn có nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lẫn cơ thể. Đi khám phụ khoa vào giai đoạn này giúp chị em hiểu rõ hơn về các bộ phận, cơ quan thuộc vùng kín của cơ thể cũng như biết cách chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ các cơ quan này.

Trước khi đi khám phụ khoa cần lưu ý gì?

Để quá trình khám phụ khoa diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, trước khi đi khám, chị em nên lưu ý các yếu tố sau:

1. Chọn bệnh viện hoặc phòng khám phù hợp

Chọn bệnh viện hoặc phòng khám phù hợp là điều tiên quyết chị em cần thực hiện khi có ý định đi khám phụ khoa. Địa điểm phù hợp và an toàn sẽ giúp chị em tiết kiệm chi phí; yên tâm hơn trong quá trình thăm khám; tránh gặp phải tình trạng bị viêm nhiễm do các dụng cụ thăm khám cũ kỹ, chưa được vệ sinh, tiệt trùng sạch sẽ,…

2. Đặt lịch khám với bác sĩ phụ khoa nhiều kinh nghiệm

Đặt lịch khám với bác sĩ phụ khoa nhiều kinh nghiệm cũng là một trong những việc cần thiết mà chị em nên chuẩn bị trước khi khám phụ khoa. Điều này sẽ giúp chị em tiết kiệm thời gian chờ đợi khi thăm khám, đồng thời được các bác sĩ phụ khoa nhiều kinh nghiệm thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán chuẩn xác tình trạng phụ khoa cũng như hạn chế tình trạng đau đớn trong quá trình thăm khám.

Đặt lịch khám trước với bác sĩ phụ khoa nhiều kinh nghiệm sẽ giúp chị em hạn chế được tình trạng đau đớn khi thăm khám và tiết kiệm được thời gian.
Đặt lịch khám trước với bác sĩ phụ khoa nhiều kinh nghiệm sẽ giúp chị em hạn chế được tình trạng đau đớn khi thăm khám và tiết kiệm được thời gian.

3. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Nữ giới nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi khám phụ khoa để đảm bảo vệ sinh và tránh các trường hợp viêm nhiễm trong quá trình khám. Bên cạnh đó, chị em lưu ý không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có mùi mạnh, chất tẩy rửa có nồng độ cao để thụt rửa âm đạo trước 3 ngày khám phụ khoa cũng như cạo hay tẩy lông vùng kín trước khi khám để tránh làm tổn thương, ảnh hưởng tới vùng kín.

4. Kiêng quan hệ tình dục

Trước khi khám phụ khoa 1 – 2 ngày, chị em nên kiêng quan hệ tình dục. Điều này giúp hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút từ bên ngoài theo đường âm đạo vào bên trong gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa cũng như hạn chế tình trạng nhầm lẫn khi bác sĩ tiến hành phân tích các mẫu bệnh phẩm.

5. Không đi khám vào “ngày đèn đỏ”

“Những ngày đèn đỏ” cơ thể nữ giới rất nhạy cảm và dễ viêm nhiễm. Lúc này, các cơ đang co bóp liên tục để đẩy lớp niêm mạc tử cung bong tróc cùng máu kinh theo đường âm đạo ra bên ngoài cơ thể. Vì thế, khi sử dụng các dụng cụ thăm khám chuyên dụng thâm nhập vào bên trong sẽ bị cản trở, khó khăn khi tiếp cận, đồng thời không thể quan sát rõ được các bộ phận như tử cung, cổ tử cung,… để chẩn đoán được tình trạng cụ thể.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, cổ tử cung đang mở rộng hơn bình thường kèm theo sự ứ đọng máu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, không nên đi khám phụ khoa vào thời gian này để hạn chế tình trạng lây nhiễm và đảm bảo thu được kết quả chính xác nhất.

6. Mặc quần áo phù hợp

Nữ giới nên mặc váy hoặc chọn những bộ quần áo có thiết kế đơn giản, dễ cởi, có độ co giãn tốt khi đi khám phụ khoa nhằm phục vụ cho quá trình thăm khám được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm được thời gian.

7. Chuẩn bị tâm lý thoải mái

Trước khi bắt đầu quá trình khám phụ khoa, nữ giới nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, không nên lo lắng hay hoảng sợ. Điều này sẽ giúp cho các cơ sàn chậu và các cơ của vùng kín giãn nở rộng ra dễ dàng đưa dụng cụ thăm khám vào bên trong mà không gây đau đớn cho phụ nữ.

Ngoài ra, trong quá trình thăm khám, bác sĩ phụ khoa có thể đặt một số câu hỏi riêng tư, nhạy cảm xoay quanh đời sống tình dục, tiền sử bệnh lý gia đình, các thói quen của cá nhân,… để khai thác thông tin cơ bản từ người bệnh. Từ đó, có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh tình, chế độ sinh hoạt tình dục,… để chẩn đoán chính xác vấn đề bệnh nhân gặp phải, đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị đạt hiệu quả. Chính vì thế, chị em cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, chia sẻ thẳng thắn và thành thật với bác sĩ.

8. Nhịn ăn sáng

Chị em không nên ăn sáng khi đi khám phụ khoa vì trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh lấy máu (nếu cần) để thực hiện các xét nghiệm liên quan. Từ đó có căn cứ để phân tích, đưa ra các chẩn đoán dựa trên kết quả này. Tuy nhiên, chị em có thể uống một ít nước trước khi thăm khám để duy trì lượng nước cần thiết cho các hoạt động khác của cơ thể.

9. Không sử dụng rượu bia

Rượu bia là những chất kích thích không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm tăng nhiệt độ vùng kín, tăng khả năng tiết dịch của âm đạo, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây tổn hại đến các lợi khuẩn. Điều này làm biến đổi các thành phần tự nhiên có trong âm đạo, có khả năng viêm phụ khoa cao đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kiểm tra hoặc xét nghiệm.

Những lưu ý khi khám phụ khoa xong

Sau khi khám phụ khoa xong, nữ giới cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Bác sĩ sẽ cho chị em biết ngay kết quả nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hay nguy cơ tiềm ẩn của bệnh lý được biểu hiện ra trong quá trình thăm khám. Tuy nhiên đối với xét nghiệm PAP (xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) có thể mất vài ngày mới có kết quả. Ngoài ra, chị em nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc hoặc tái khám định kỳ (nếu có).
  • Thông thường, sau khi khám phụ khoa xong, một số chị em sẽ có cảm giác đau. Nếu gặp phải tình trạng này, chị em có thể sử dụng túi chườm nóng chườm lên vùng bụng bị đau. Bên cạnh đó, chị em còn có thể tập yoga hoặc các bài tập sàn chậu giúp các cơ được thư giãn, giãn nở, hạn chế được tình trạng đau nhức khi khám phụ khoa.
Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng