VACCINE HPV LÀ GÌ?

Vaccine HPV là gì?

vaccine hpv Gardasil 9 tại phòng khám 400
vaccine hpv Gardasil 9 tại phòng khám 400

Vắc xin HPV là loại vaccine tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus Human Papilloma (HPV) ở người. Virus HPV có hơn 140 type virus liên quan được phát hiện ở người, trong đó có khoảng 40 type của HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục và một số loại ung thư nhất định ở cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm hộ và âm đạo.

Có 2 loại vaccine giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm do các loại virus HPV gây bệnh được cấp phép sử dụng gồm: Gardasil 4, Gardasil 9. Vaccine HPV có khả năng khả năng phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV dành cho tất cả các giới.

Tác dụng của vắc xin HPV phòng bệnh gì?

Vaccine phòng HPV giúp ngăn ngừa nhiễm và bị các tổn thương tiền ung thư hay loạn sản gây ra bởi HPV tuýp 6, 11, 16 và 18, như tân sinh trong biểu mô cổ tử cung, ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ, tân sinh trong biểu mô âm hộ, âm đạo. Ngoài ra, vaccine này có thể làm giảm ung thư hậu môn và bộ phận sinh dục (ở cả nam và nữ), ung thư hầu họng .

Các chuyên gia y tế cho biết, vaccine HPV đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đã chứng minh được tính an toàn và sinh miễn dịch tốt, tồn tại bền vững tới 30 năm. Tuy nhiên, vaccine này không thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và tránh thai.

Bệnh nguy hiểm nhất mà vaccine HPV có thể phòng ngừa được là bệnh ung thư cổ tử cung và là “cơn ác mộng” của chị em phụ nữ. Đây là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là ung thư sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ tại các nước kém phát triển. Mỗi năm trung bình có 10-20 người trong 100.000 phụ nữ ở độ tuổi 30 được phát hiện có ung thư cổ tử cung. Tần suất này cao nhất ở Columbia và Đông Nam Á. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh.

Virus HPV không chỉ là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung mà còn là nguyên nhân gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm khác ở cả nam và nữ như ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật, ung thư vòm họng và hậu môn. Mặc dù phần lớn người nhiễm HPV không biểu hiện các triệu chứng và có thể tự khỏi. Nhưng vẫn có một tỷ lệ người nhiễm HPV có nguy cơ bị nhiễm trùng mạn tính, tiến triển âm thầm không có triệu chứng nhưng theo thời gian có thể dẫn đến các tổn thương tiền ung thư mà nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung theo thời gian.

Virus HPV không phân biệt giới tính nam hay nữ, các bệnh lý do HPV gây ra ảnh hưởng đến cả hai giới. Trong khi độ lưu hành HPV ở nam cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi (tỷ lệ lưu hành ở nam giới là 91%, trong khi ở nữ giới chỉ 85%), miễn dịch cộng đồng HPV cho nam lại đang phụ thuộc vào việc bao phủ vắc xin ở nữ. Đặc biệt, nam giới có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh thấp sau nhiễm HPV tự nhiên, kháng thể kháng HPV sau nhiễm tự nhiên không bảo vệ hoàn toàn tránh khỏi bị nhiễm HPV sau đó. Lây nhiễm HPV từ nữ lây sang cho nam cao hơn từ nam lây cho nữ. Nam có tỷ lệ thải loại HPV thấp hơn 26% so với nữ.

Các loại vaccine HPV

Hiện nay, có 2 loại vaccine HPV là Gardasil 4 (Mỹ) và Gardasil 9 (Mỹ). Hai loại vaccine HPV này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng tuýp virus HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa.

1. Vaccine phòng HPV – Gardasil

Vaccine Gardasil 4 được sản xuất bởi hãng dược phẩm nổi tiếng hàng đầu thế giới MSD (Merck Sharp & Dohme, Mỹ) giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV tuýp 6, 11, 16, 18. Gardasil được chỉ định tiêm chủng cho bé gái và nữ giới từ 9-26 tuổi, bất kể đã có gia đình hay quan hệ tình dục hay chưa.

2. Vaccine ngừa HPV – Gardasil 9

vaccine hpv Gardasil 9 tại phòng khám 400
vaccine hpv Gardasil 9 tại phòng khám 400

Gardasil 9 là vaccine duy nhất tại Việt Nam phòng ngừa 9 tuýp virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) gây các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục… hiệu quả lên đến trên 94%.

Đặc biệt, đây là loại vaccine đầu tiên phòng HPV dành cho cả nam và nữ từ 9 đến dưới 27 tuổi. Được sản xuất bởi hãng dược phẩm nổi tiếng hàng đầu thế giới MSD (Merck Sharp & Dohme, Mỹ), đang được tiêm ở 84 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ, chứng minh tính an toàn và hiệu quả cao.

Gardasil 9 có thể tiêm gộp chung cùng nhiều vắc xin khác trong cùng 1 buổi tiêm để đạt được hiệu quả phòng bệnh toàn diện.

Ai nên tiêm vắc xin HPV?

1. Người từ 9 – 26 tuổi

Tại Việt Nam, vaccine HPV được chỉ định tiêm cho bé gái và phụ nữ, bé trai và nam giới từ 9-26 tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêm ngừa vắc xin cho hiệu quả tốt nhất khi được tiêm phòng sớm cho trẻ từ 9-14 tuổi. Đặc biệt vắc xin phát huy hiệu quả tối ưu trên những trẻ chưa bị phơi nhiễm hoặc chưa bị nhiễm virus HPV. Virus HPV lây chủ yếu qua đường tình dục hoặc các đường khác như lây nhiễm cơ hội qua vật bị nhiễm hay thực hành vệ sinh âm đạo sai (ít phổ biến hơn). Nên cần tiêm vắc xin sớm khi trẻ đủ từ 9 tuổi để trẻ chưa kịp phơi nhiễm với HPV. Đồng thời, thời điểm này cũng là lúc trẻ đang tiêm các loại vắc xin khác nên thuận tiện để bác sĩ tư vấn.

2. Người từ 27 – 45 tuổi

Mặc dù vaccine HPV được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn sẽ được tiêm chủng cho trẻ từ 9 tuổi đến người lớn ở tuổi 45, nhưng vắc xin HPV không được khuyến nghị cho tất cả người trưởng thành từ 27 – 45 tuổi.

Thay vào đó, Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) khuyến nghị các bác sĩ tiêm chủng nên cân nhắc thảo luận với người tiêm trong độ tuổi này xem xét liệu tiêm vắc xin HPV có phù hợp với họ hay không. Tiêm vắc xin HPV ở độ tuổi 27 – 45 tuổi mang lại ít lợi ích hơn vì nhiều người đã tiếp xúc với virus HPV.

3. Phụ nữ đang mang thai

Không có bằng chứng cho thấy tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới cần hoàn thành phác đồ các mũi tiêm vắc xin phòng HPV tốt nhất là 3 tháng hoặc ít nhất phải 1 tháng rồi mang thai.

Trong trường hợp phụ nữ có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 liều tiêm, thì cần hoãn tiêm chủng để tiếp tục thai kỳ cho đến khi sinh xong. Song song đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ để tiến hành thực hiện các xét nghiệm siêu âm, khám thai đầy đủ theo chỉ định. Đồng thời, không nên quá lo lắng, hãy giữ tinh thần và sức khỏe tốt nhất để chào đón em bé khỏe mạnh chào đời.

Vaccine HPV cần tiêm mấy mũi?

Vậy vaccine HPV cần tiêm mấy mũi? Theo các bác sĩ tiêm chủng, vì vaccine HPV có nhiều loại khác nhau nên số mũi tiêm của từng loại cũng có sự khác nhau, vaccine HPV cần tiêm 2 mũi hoặc 3 mũi, cụ thể:

Vaccine Gardasil 4 với phác đồ tiêm chủng 3 mũi như sau:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.

Lịch tiêm vaccine Gardasil 9 được khuyến cáo như sau:

Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.

Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6) *:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng

Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên

Phác đồ 3 mũi (0-2-6) *:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.

Phác đồ tiêm nhanh:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Vaccine HPV hoạt động như thế nào?

Vaccine HPV là loại vắc xin được sản xuất theo công nghệ DNA tái tổ hợp. Cơ chế phòng bệnh của vắc xin HPV giống như các loại vắc xin khác đó là “bắt chước” quá trình gây bệnh tự nhiên của virus HPV nhằm giúp cơ thể chống lại căn bệnh đó khi có sự xâm nhập của virus trong tương lai. Cụ thể, khi được đưa vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể để chủ động tấn công hay tiêu diệt virus HPV và ngăn chặn nó lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác.

Các vắc xin HPV hiện nay được sản xuất dựa trên các vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) được hình thành bởi các thành phần bề mặt của HPV. Các VLP không lây nhiễm vì thiếu ADN của virus. Tuy nhiên, chúng gần giống với virus tự nhiên và các kháng thể chống lại VLP cũng có hoạt động chống lại virus tự nhiên. Các VLP tạo được mức độ sản xuất kháng thể cao trong cơ thể, nên vắc xin HPV có hiệu quả cao.

Cần lưu ý, các loại vắc xin HPV chỉ dùng để dự phòng, không có tác dụng điều trị. Do đó, vắc xin HPV không chỉ định để điều trị ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn, tổn thương loạn sản cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn hoặc mụn cóc sinh dục mức độ cao,… không ngăn ngừa các tổn thương do tuýp HPV có trong vắc xin ở những người bị nhiễm tuýp HPV đó tại thời điểm tiêm chủng.

Vaccine HPV có an toàn không?

Vaccine HPV đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Đặc biệt, vaccine HPV đã được trải qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế ở nhiều nước trên Thế giới để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả sinh miễn dịch. Do đó, tất cả các giới trong độ tuổi 9-26 tuổi nên tiêm loại vắc xin này để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.

Các tác dụng phụ của vắc xin HPV

Kể từ khi được sử dụng đến nay, hàng triệu người đã được tiêm phòng vaccine HPV và cho đến nay, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xuất hiện do vắc xin HPV gây ra. Mặt khác, người tiêm chủng có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi tiêm vắc xin HPV như:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Đau, sưng, nổi ban đỏ, chai cứng, ngứa, bầm tím, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
  • Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.

Do đó, nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm có thể là dấu hiệu ở da niêm (nổi mề đay, ngứa…), hô hấp (khó thở), ngất xỉu, đau quặn bụng… thì hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Trường hợp nào không được tiêm vắc xin HPV?

Vaccine HPV với cơ chế tạo miễn dịch chủ động hiệu quả, đặc biệt phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn được khuyến khích khích tiêm ngừa vaccine HPV. Vậy trường hợp nào không được tiêm vắc xin HPV? Dưới đây là các đối tượng không nên tiêm chủng vắc xin HPV:

  • Người quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của vắc xin HPV được liệt kê trong phần “Thành phần”.
  • Những người bị quá mẫn sau khi tiêm Gardasil 9 hoặc Gardasil trước đây không nên tiêm Gardasil 9.
  • Người đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng.
  • Người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Phụ nữ đang có thai.

Phòng khám 400 đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng
`