Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo của tất cả các mẹ bầu, bởi bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm đáng kể các biến chứng.
Hãy cùng tìm hiểu các biến chứng của tiểu đường thai kỳ nhé!
1.Tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:
- Thừa cân, béo phì.
- Tiền sử gia đình: Có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
- Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
- Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
- Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.
2. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến trẻ sơ sinh
Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đường huyết trong máu tăng cao trong quá trình mang thai. Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm cho mẹ và thai.
Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh như:
- Thai nhi phát triển to hơn mức bình thường: Nguyên nhân là do lượng glucose trong máu của mẹ tăng lên, truyền sang con khiến cho tuyến tụy của con sẽ phải hoạt động mạnh để sản sinh insulin nhằm chuyển hóa glucose đó thành năng lượng. Kết quả là cơ thể con sẽ hấp thụ nhiều năng lượng hơn mức cần thiết. Năng lượng dư thừa sẽ làm cho thai nhi phát triển quá lớn (hội chứng macrosomia).
- Quá trình sinh nở gặp khó khăn như: Chấn thương khi sinh (gãy xương đòn, tổn thương đốt sống cổ) do thai to và ngạt chu sinh
- Hội chứng suy hô hấp do tình trạng bất hoạt surfactan, chậm tiêu dịch phổi
- Trẻ có nguy cơ bị hạ glucose huyết đột ngột sau sinh, bệnh vàng da, bệnh cơ tim.
-
Tình trạng tăng hồng cầu: Một trong những nguy cơ sức khỏe khác mà tiểu đường thai kỳ có thể gây ra cho trẻ sơ sinh là chứng tăng hồng cầu.
- Ngoài những ảnh hưởng xuất hiện sớm ở thai nhi đang phát triển hay trẻ sơ sinh, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ trẻ lớn lên bị béo phì, tiểu đường type 2 hoặc các rối loạn tâm thần – vận động khác.
Đối với phụ nữ mang thai kiểm soát bệnh tiểu đường kém, nguy cơ em bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh là khoảng 6-10%; gấp đôi tỷ lệ khi bệnh tiểu đường của người mẹ được kiểm soát tốt. Một số dị tật bẩm sinh liên quan bao gồm khuyết tật tủy sống (tật nứt đốt sống), khuyết tật tim, dị tật xương và khiếm khuyết ở hệ thống tiết niệu, sinh sản và tiêu hóa.
3. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến sức khỏe người mẹ
Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho mẹ như sau:
- Các biến chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, nhiễm trùng tiết niệu, băng huyết sau sinh,…có thể gây tử vong cho thai phụ.
- Tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết.
- Hôn mê do tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết
- Bệnh lý võng mạc: do tổn thương thành mạch võng mạc
- Bệnh thận do đái tháo đường
- Xơ vữa động mạch
- Khó sinh: Đường trong máu của mẹ sẽ truyền sang bé, làm tuyến tụy của bé hoạt động nhiều hơn bình thường để sản xuất thêm insulin. Điều này dẫn đến phần thân trên của bé – vai phát triển nhanh trong thai kỳ. Một số trường hợp có thể gây gãy xương do vai rộng hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.
- Sinh non, sảy thai, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.
Ở người mẹ, thông thường mức đường huyết sẽ trở về ngưỡng an toàn sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn tiềm ẩn mối nguy hại trước, trong và sau khi sinh.
Ngay từ những ngày đầu khám thai hay những sản phụ chưa có hoặc có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ đều có thể thực hiện tầm soát tiểu đường thai kỳ để được các bác sĩ đánh giá nguy cơ, kiểm soát bệnh tiểu đường để bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, sinh con dễ dàng.
4. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ chuyên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, khi có dấu hiệu bất thường Phòng khám sẽ liên hệ với bác sĩ giỏi bệnh viện Nội tiết hỗ trợ bạn. Hiện tại, Phòng khám đang có chương trình ưu đãi 30% đối với xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Bạn có thể liên hệ với Phòng khám qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhé!
Phòng khám 400 có 2 cơ sở:
Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).
Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, Phường Ba Đình, TP Thanh Hoá.
Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)
Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Để được tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn!