Thay đổi tuyến vú trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Trước tiên, cùng nhìn qua những nét cơ bản của vú qua từng thời kì:
Lúc sinh ra, tuyến vú chưa phát triển hoàn toàn. Nó chỉ phát triển một ít khi còn trong bụng mẹ, nhưng sẽ phát triển rất nhiều vào tuổi dậy thì và khi mang thai. Trong những giai đoạn này, vú rất nhạy cảm, đặc biệt trong tuổi dậy thì tuyến vú phát triển nhiều nhất.
Ở tuổi dậy thì, ngực bắt đầu phát triển khi các tế bào vú, vốn đang nằm yên, nhận tín hiệu từ hocmon báo đến lúc bắt đầu làm việc. Vì vậy, các tế bào này bắt đầu phát triển và phân chia nhanh chóng. Nhiệm vụ của chúng là tạo nên hệ thống ống đặc trưng trong vú trưởng thành.
Khi có thai, vú sẽ trải qua thêm một quá trình biến đổi khác nữa. Chỉ đến lúc này, vú mới thực sự phát triển hoàn toàn và có thể tạo ra sữa trong các tiểu thùy, rồi vận chuyển sữa qua ống dẫn sữa đến núm vú.
Sau thời kỳ cho con bú, vú lại trải qua những thay đổi khác gọi là sự co hồi, và thu nhỏ lại. Chu kỳ tăng sinh, sản xuất sữa và co hồi xảy ra vào mỗi lần mang thai và nó là một trong những đặc điểm rất quan trọng của tuyến vú.
Ở phụ nữ tuổi trưởng thành, tuyến vú hoạt động theo chu kỳ kinh nguyệt và chịu sự chi phối của nội tiết tố của vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Tuyến vú có những thay đổi rõ rệt theo chu kỳ kinh nguyệt, trong thời gian mang thai và cho con bú mà người phụ nữ có thể tự cảm nhận được.
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất
2. Sự thay đổi của vú khi mang thai
Có sự tăng trưởng đáng kể các ống dẫn, các thuỳ và các nang, do những ảnh hưởng của các steroid sinh dục của hoàng thể và nhau thai, hPL, Prolactin…
Sự phát triển của các tuyến sữa:
Khi có thai tuyến vú đạt được sự phát triển hoàn chỉnh, nhu mô tuyến vú tăng sinh, các nụ biểu mô biến đổi thành các tiểu thuỳ, tế bào trụ chế tiết được bao quanh bởi lớp tế bào cơ – biểu mô. Các ống dẫn sữa dài và phân nhánh, các mạch máu tăng sinh.
Trong vòng 3-4 tuần đầu thai nghén, các ống dẫn phát triển lên đáng kể và tạo thành các nhánh, các thuỳ dưới tác dụng của estrogen. Đến tuần thứ 5-8, vú to lên rõ rệt, với sự giãn các tĩnh mạch nông tạo thành hệ thống Haller, có cảm giác nặng tức và vùng núm-quầng vú trở nên đen hơn, hạt Montgomery nổi rõ do phì đại tuyến bã.
Ở 3 tháng giữa, dưới tác dụng của progesteron, sự hình thành các thùy đã vượt trội hơn sự phát triển của các ống dẫn, các nang chứa sữa non không có mỡ được hình thành dưới tác dụng của Prolactin. Từ nửa sau thời kỳ thai nghén trở đi, vú tăng kích thước do không chỉ tăng sinh biểu mô tuyến vú mà còn do giãn các nang chứa sữa non, cũng như phì đại các tế bào cơ biểu mô, mô liên kết và tổ chức mỡ. Nếu quá trình này bị ngừng lại do đẻ sớm, có thể có chảy sữa từ tuần thứ 16 trở đi.
3. Sản xuất sữa và cơ chế tiết sữa:
Khi mang thai, vú của người mẹ đã sẵn sàng để sản xuất sữa. Vào quý 2 của thai kỳ, tuyến vú bắt đầu tạo sữa non. Sữa này có màu vàng, đặc dính, rất giàu chất dinh dưỡng và các kháng thể. Sau khi bé chào đời và rau thai đã bong, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn. Trong vài ngày tiếp theo, lượng sữa tiếp tục tăng và sữa chuyển thành màu trắng, trông có vẻ loãng hơn.
Sự bài tiết và bài xuất sữa có sự tham gia của rất nhiều hocmon, trong đó phải kể đến vai trò của 4 hocmon chính là estrogen, progesterone, Prolactin và Oxytocin.
Estrogen và Progesterone: giúp bầu vú phát triển, sẵn sàng cho việc sản xuất sữa.
- Được giải phóng bởi rau thai trong thời kỳ mang thai.
- Estrogen làm tăng kích thước và số lượng ống dẫn sữa trong khi progesterone giúp phát triển nang và thùy tuyến.
- Estrogen và Progesterone hàm lượng cao sẽ ức chế sản xuất sữa khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ.
- Khi em bé chào đời và rau thai đã bong, hàm lượng các hocmon này tự động giảm xuống, báo cho cơ thể biết đã đến lúc tạo sữa.
- Mẹ cho con bú không nên dùng thuốc tránh thai chứa estrogen vì bổ sung hocmon này có thể làm giảm nguồn sữa mẹ.
Prolactin: nội tiết tố từ thùy trước tuyến yên, giúp sản xuất sữa. Trong thời kỳ có thai, Prolactin cũng được giải phóng rất nhiều và có tác dụng kích thích biểu mô tuyến phát triển. Nồng độ Prolactin tăng lên từ từ trong nửa đầu thời kỳ thai nghén, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9, nồng độ Prolactin trong máu cao hơn bình thường từ 3 lần, và biểu mô tuyến vú bắt đầu tổng hợp protein.
Sau khi bé chào đời, hàm lượng Prolactin tăng cao.
Sữa mẹ được tạo ra là do sinh lý tiết sữa (phản xạ Prolactin): khi một em bé mút, xung động hướng tâm từ núm vú kích thích bài tiết Prolactin từ tuyến yên ở trên. Prolactin hoạt động trên các tế bào biểu mô của nang tạo sữa để kích thích tiết sữa. Lúc này sữa sẽ được sản xuất và tích trữ trong các nang sữa.
Nếu hàm lượng Prolactin quá thấp, nguồn sữa mẹ sẽ giảm. Do đó, mẹ cần cho bé bú hay hút sữa ngay sau khi sinh và vào các khoảng thời gian đều đặn sau đó.
- Prolactin càng hoạt động và sữa càng được sản sinh ra nhiều khi vú mẹ được bú kiệt sau mỗi lần bé bú, khi bé bú sớm, bú thường xuyên, khi mẹ vắt sữa hoặc cho bé bú đêm.
- Quá trình sản sinh ra Prolactin sẽ bị hạn chế khi bé ăn các nguồn dinh dưỡng khác trước khi được bú sữa mẹ, khi bé được đặt bú sai vị trí, khi vú bị đau, khi mẹ bị mệt mỏi và căng thẳng.
Oxytocin: tiết ra từ thùy sau tuyến yên, được giải phóng khi em bé (hoặc máy hút sữa) bắt đầu hút và kéo núm vú vào miệng.
Nó làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đi vào các ống dẫn sữa và di chuyển tới núm vú rồi vào miệng bé.
Ngoài ra, Oxytocin có vai trò làm co cơ tử cung trong và sau khi sinh, giúp cơ quan này thu nhỏ lại về kích thước ban đầu, hạn chế xuất huyết sau sinh.
4. Phản xạ xuống sữa xảy ra như thế nào?
Xuống sữa hay tiết sữa là phản xạ có điều kiện, đẩy sữa từ nang qua ống dẫn tới xoang sữa và núm vú. Sự xuống sữa xuất hiện sau sinh từ 3-4 ngày ở con so, 2-3 ngày ở con rạ. Hiện tượng xuống sữa là do nồng độ Prolactin trong máu tăng đột ngột, kéo theo tổng hợp nhiều sữa và sự giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực nhờ Oxytocin. Phản xạ này bắt đầu vài giây tới vài phút sau khi mẹ bắt đầu cho bé bú.
Mẹ cảm thấy râm ran hay hơi khó chịu ở ngực, nhưng cũng có thể không có cảm nhận gì. Phản xạ này cũng có thể xảy ra tại các thời điểm khác, như khi người mẹ nghe thấy tiếng con khóc hoặc khi mẹ vừa nghĩ về bé.
5. Áp xe vú là gì? Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí? Nguyên nhân-Yếu tố nguy cơ
Áp xe vú là tình trạng viêm hoại tử hóa mủ tạo thành ổ áp xe của phần nhu mô tuyến vú hay mô ngoài tuyến vú. Hầu hết các trường hợp áp xe vú xảy ra sau tình trạng viêm vú không được điều trị đầy đủ. 5-11% các mẹ cho con bú bị viêm vú sẽ tiến triển thành áp xe vú.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến áp xe vú bao gồm: mang thai lần đầu tiên sau 30 tuổi, thai kỳ trên 41 tuần. viêm vú hậu sản điều trị không hiệu quả, những nguyên nhân gây tắc tuyến sữa, các tình trạng làm suy giảm miễn dịch
Tác nhân gây áp xe vú phổ biến là tụ cầu vàng xâm nhập vào mô vú thông qua ống dẫn sữa và các vết thương ở núm vú.
Triệu chứng
Trong giai đoạn đầu, áp xe có xu hướng giới hạn ở một phần của vú. Quá trình sinh bệnh học cũng tương tự như một tình trạng viêm cấp tính ở những vị trí khác của cơ thể. Các mô vú lỏng lẻo kết hợp với sự ứ đọng sữa tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và phân tán nhanh chóng vào các mô thông qua ống dẫn sữa.
Các mẹ thường bị áp xe vú trong hai giai đoạn:
- Tháng thứ nhất sau sinh lần đầu tiên, vì kinh nghiệm cho con bú và vệ sinh vú chưa đầy đủ có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương núm vú.
- Giai đoạn cai sữa, dẫn đến tình trạng ứ đọng sữa. Ngoài ra, sau 6 tháng, trẻ phát triển răng cũng có thể làm tổn thương núm vú.
Các triệu chứng của áp xe vú bao gồm:
- Sờ thấy một khối di động rõ ở vú bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp khối áp xe nằm sâu trong mô vú không sờ thấy được
- Bên vú bệnh sưng to
- Nóng, đỏ, đau ở vùng áp xe
- Sốt, mệt mỏi
- Hạch nách cùng bên
Cận lâm sàng:
- Công thức máu: Bạch cầu tăng, CRP tang, cấy mủ tìm vi khuẩn
- Siêu âm có khối echo trống hay hỗn hợp trong mô tuyến vú
6. Điều trị áp xe vú
Xử trí tổng quát
- Chườm lạnh.
- Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ hay vắt sữa bằng máy hoặc bằng tay (Cắt sữa trong trường hợp không nuôi con bằng sữa mẹ hay nhiễm trùng nặng, áp xe tái phát nhiều lần).
Điều trị nội
Kháng sinh – kháng viêm – giảm đau.Nguyên tắc điều trị kháng sinh:
- Điều trị kháng sinh ngay khi có chẩn đoán xác định
- Điều chỉnh kháng sinh khi có kết quả kháng sinh đồ.
- Điều trị kháng sinh trước và duy trì 10-14 ngày sau dẫn lưu ổ mủ.
Điều trị ngoại khoa
Tùy theo kích thước khối áp xe và kinh nghiệm của Bác sỹ lâm sàng sẽ quyết định chọc hút dịch áp xe hay xẻ dẫn lưu khối áp xe.
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên gia đầu ngành sản phụ khoa, giàu kinh nghiệm.
Hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại tốt nhất giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0919 329 400 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.