10 điều cần biết về đái tháo đường khi mang thai

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Đái tháo đường thai khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Có xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.

Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì đường máu sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường,… là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.

3. Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường:

  • Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều.
  • Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,…
  • Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu,…

4. Đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai

  • Tiền sử gia đình có trên 30: Thừa cân, béo phì.
  • Chỉ số cơ thể ( BMI) trên 30: Thừa cân, béo phì.
  • Tuổi trên 25
  • Tiền sử bản thân có đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Trước đây đã sinh một bé nặng trên 4,1 kg hoặc một thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

5. Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ là gì?

Khi lượng insulin sản sinh không đủ sẽ dẫn đến đường trong máu tăng cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ

  • Các biến chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh,…
  • Khó sinh: Đường trong máu của mẹ sẽ truyền sang bé, làm tuyến tụy của bé hoạt động nhiều hơn bình thường để sản xuất thêm insulin. Điều này dẫn đến phân thân trên của bé – vai phát triển nhanh trong thai kỳ. Một số trường hợp có thể gây gãy xương do vai rộng hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.
  • Sinh nonthai chết lưuđa ốivỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.
Các biến chứng thai kỳ thường.

Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với thai nhi

Bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi:

  • Hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Sau sinh, tuyến tụy của bé vẫn tiếp tục sản xuất tiếp insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa trước đây. Do đó, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Một số trường hợp gây ra tình trạng co giật dẫn đến hôn về và tổn thương não nếu bé không được kiểm tra và phát hiện kịp thời.
  • Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to, giảm sự trưởng thành của phổi
  • Béo phì: Nếu mẹ bị thừa cân và đái tháo đường trước khi mang thai, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những bé khác.
  • Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: Hội chúng suy hô hấp xảy ra vì em bé có thể bị sinh non khi phổi chưa phát triển đầy đủ.
  • Thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch,…
  • Bé cũng dễ bị vàng da trong 28 ngày đầu sau sinh
Những điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ
Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to , giảm sự trưởng thành của phổi.

6. Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì?

Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể.

  • Ăn sáng đầy đủ: Có thể thử bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hộp sữa chua.
  • Uống từ 6 – 8 ly nước trong ngày.
  • Ăn ít tinh bột, đường bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbonhydrate sẽ làm đường máu tăng nhanh.
  • Mẹ bầu có thể ăn thoải mái các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt,…
  • Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, bò, trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu bắp,…
Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì?
Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể.

7. Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì?

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate đơn có trong thức ăn như bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo,…
  • Không nên ăn các thực phấm chứa chất béo bão hòa: Sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt,…
  • Tránh ăn loại có chứa nhiều chất béo bão hòa như: Xúc xích, thịt xông khói.

8. Bị đái tháo đường thai kỳ có sinh thường được không?

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống phù hợp, có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì thai kỳ vẫn phát triển bình thường không ảnh hưởng đến việc sinh nở.

Khi quyết định sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa, khó có thể dự đoán được trong thai kỳ. Khi mẹ bầu vào chuyển dạ, bác sĩ sẽ kiểm tra và dự đoán tình trạng sức khỏe của mẹ bầu để quyết định việc sinh thường hay sinh mổ.

9. Quá trình xét nghiệm đường huyết cho bà bầu diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm đường huyết trong thời kỳ mang thai hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được sử dụng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường, đặc biệt là để phát hiện đái tháo đường thai kỳ, được thực hiện giữa tuần thai 24 và 28. Khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết cần chú ý:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện bằng nghiệm pháp dung nạp đường Glucose thông qua đường uống
Xét nghiệm được thực hiện vào buổi sáng
Trước khi làm xét nghiệm, thai phụ cần nhịn ăn ít nhất 8 – 12 giờ
Thai phụ được lấy máu 3 lần vào 3 thời điểm khác nhau:
Lần 1: Lấy máu ngay khi đói. Thai phụ uống nước có pha Glucose trong vòng 3-5 phút.
Lần 2: . Sau 1 giờ, được chỉ định lấy máu lần 2
Lần 3: Sau 2 giờ uống dung dịch Glucose, được chỉ định lấy máu lần 3.
Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nếu có bất thường sẽ được Pk400 hỗ trợ liên kết với bác sĩ Bệnh viện nội tiết để điều trị kịp thời.

10. Cách phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường thai kỳ. Một số nguyên nhân như mẹ tăng cân nhiều, thay đổi hormone thai kỳ được cho là có liên quan đến chứng bệnh này. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bà bầu có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai.

  • Chế độ tập luyện

Khi mang thai, bạn không cần tuyệt đối kiêng các hoạt động thể dục, các bài tập nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ, bơi, đạp xe đạp cũng giúp kiểm soát được lượng đường trong máu, tăng lưu thông khí huyết và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng.Các mẹ bầu được khuyến khích đi bộ thường khoảng từ 20 – 30 phút sau bữa ăn và đảm bảo nhịp tim không quá 140 lần /phút. Việc tập luyện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi đái tháo đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút,…

  • Chế độ ăn uống

Lập kế hoạch cho các bữa ăn: Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2 – 4 bữa phụ. Các bữa ăn nên cố đinh vào một thời gian và khối lượng tương tự nhau giữa các ngày.- Kiểm tra phần ăn: là qui định cho một suất ăn có chứa 1 lượng calo nhất định – Tìm tổng lượng carbonhydrates trong mỗi phần ăn: Tổng lượng carbonhydrates trong mỗi phần ăn của mẹ bầu chỉ nên tối đa là 62g. Kiểm tra thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai là cách tốt nhất để mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra. Khi được phát hiện đái tháo đường thai kỳ, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi.

Đái tháo đường thai kỳ thật sự là một căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ và bé, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm như: Sinh khó, thai lưu, băng huyết, sản giật, thai lưu, sinh non, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, dị tật thần kinh, hô hấp,… Vì vậy, trong suốt thai kỳ, bà bầu nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để điều trị sớm.

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…

Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.

Hotline/Zalo: 0919.329.400– Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Thời gian làm việc:

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673

Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.

Các Dịch vụ Khám Chữa Bệnh đang được thăm khám Tại Phòng Khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ ở Thanh Hoá như sau:

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ Thanh Hoá xin chân thành cám ơn Quý khách hàng đã bớt chút thời gian đọc thông tin!

Mọi thông tin cần được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline/Zalo: 0919.329.400 hoặc Fanpage để được nhân viên tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.