VẮC XIN PHẾ CẦU TIÊM MẤY MŨI?

Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi? Phế cầu khuẩn trú ngụ vùng hầu họng của người, có nhiều chủng phức tạp có thể gây các bệnh: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết với tỷ lệ tử vong từ 10-20%. Hiện có nhiều loại vắc xin phòng phế cầu. Mỗi loại vắc xin có những điểm khác biệt nhất định về đối tượng sử dụng, số lượng mũi tiêm và phác đồ tiêm mà người dân cần nắm rõ để phối hợp cùng bác sĩ đưa ra lựa chọn phù hợp. Cùng 400clinic tìm hiểu về vắc xin phế cầu và địa chỉ uy tín tiêm vắc xin phế cầu ở Thanh Hóa qua bài viết sau đây.

3 loại vắc xin phế cầu đang lưu hành tại Việt Nam 

Phế cầu khuẩn thường trú ở vùng hầu họng của người, có nhiều chủng phức tạp và dễ lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi. Phế cầu khuẩn có thể gây nhiều bệnh lý như: viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết với tỷ lệ tử vong từ 10-20%. Đặc biệt, ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong do phế cầu khuẩn có thể lên đến 50%.

Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu cần được tiêm càng sớm càng tốt. Tiêm vắc xin được xem là phương pháp phòng bệnh chủ động, tiết kiệm và vô cùng hiệu quả. Hiện, Việt Nam có các loại vắc xin phòng phế cầu khuẩn bao gồm: Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) và Pneumovax 23. Đều là các loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu, nhưng mỗi loại có nguồn gốc, phạm vi phòng bệnh, đối tượng và lịch tiêm chủng khác nhau.

Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi là đủ?

1. Vắc xin phế cầu Synflorix (phế cầu 10)

Vắc xin phế cầu Synflorix hay phế cầu 10 có khả năng phòng 10 chủng phế cầu gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Vắc xin Synflorix được sản xuất bởi hãng GlaxoSmithKline (GSK) của Bỉ. Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi? Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và trước sinh nhật lần thứ 6, phòng hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp,… do phế cầu khuẩn. Tùy vào độ tuổi của trẻ, bác sĩ khám sàng lọc sẽ chỉ định lịch tiêm và số mũi tiêm phù hợp.

Vắc xin phế cầu Synflorix hay phế cầu 10
Vắc xin phế cầu Synflorix hay phế cầu 10

Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi có lịch tiêm:

* Lịch tiêm gồm 4 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: cách mũi 3 là 6 tháng (Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng khi trẻ trên 1 tuổi).

Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) có lịch tiêm:

* Liệu trình tiêm gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Cách mũi 2 là 6 tháng (Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng khi trẻ trên 1 tuổi).

Vắc xin phòng bệnh do phế cầu dành cho trẻ từ 12 tháng đến trước sinh nhật lần thứ 6 (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó) có lịch tiêm:

* Liệu trình tiêm gồm 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.

2. Vắc xin phế cầu Prevenar 13 (phế cầu 13)

Vắc xin Prevenar 13 hay phế cầu 13 có khả năng phòng ngừa 13 chủng phế cầu khuẩn phổ biến nhất, bao gồm: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. Vắc xin được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược Pfizer (Bỉ). Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi là đủ? Đối với vắc xin phế cầu 13 được chỉ định tiêm chủng sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn, người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch…

Tương tự như vắc xin phế cầu 10 Synflorix, tùy thuộc vào độ tuổi của người tiêm chủng các bác sĩ sẽ chỉ định lịch tiêm và số lượng mũi tiêm phù hợp. Đặc biệt, đối với trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên và người lớn chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin duy nhất để cho miễn dịch trọn đời.

Vắc xin Prevenar 13 hay phế cầu 13
Vắc xin Prevenar 13 hay phế cầu 13

Từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi:

* Lịch tiêm gồm 4 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
  • Mũi 4 (mũi nhắc lại): tối thiểu 8 tháng kể từ mũi thứ 3

(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi).

Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

* Lịch tiêm gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng.

(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)

Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

* Lịch tiêm gồm 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.

3. Vắc xin phế cầu Pneumovax 23 (phế cầu 23)

Vắc xin Pneumovax 23 hay phế cầu 23 có khả năng phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng xâm lấn do vi khuẩn phế cầu gây ra như viêm phổi du khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… và viêm phổi mắc phải cộng đồng (thuộc nhóm không xâm lấn), do 23 chủng phế cầu bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19F, 19A, 20, 22F, 23F, 33F.

Phế cầu 23 được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty dược phẩm đa quốc gia hàng đầu tại Mỹ – Merck Sharp & Dohme (MSD). Vắc xin được chỉ định cho trẻ em từ tròn 2 tuổi trở lên và người lớn. Phế cầu tiêm mấy mũi? Mời bạn theo dõi lịch tiêm sau.

Lịch tiêm cơ bản:

  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 01 liều cơ bản
  • Không khuyến cáo tiêm cho trẻ em dưới 2 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả của vắc xin chưa được xác định và đáp ứng kháng thể có thể kém.

Lịch tiêm chủng lại: Người có nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu xâm lấn (≥2 tuổi): tiêm chủng lại 5 năm sau liều cơ bản hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Tiêm vắc xin phế cầu không đủ liều, đúng lịch có sao không?

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất và các chuyên gia, tất cả các loại vắc xin, bao gồm cả vắc xin phòng phế cầu cần được tiêm đúng lịch, đủ phác đồ, đúng liều lượng, đúng vị trí và đúng đường dùng. Các khuyến cáo về đường tiêm, vị trí tiêm và liều tiêm là dựa trên các bằng chứng khoa học từ các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, kinh nghiệm thực hành, và các cân nhắc về lý thuyết. Nếu tiêm trễ so với lịch thì người dân sẽ có thể bị mắc bệnh do vắc xin chưa tạo đủ kháng thể bảo vệ. 5 bệnh nguy hiểm gây ra bởi phế cầu khuẩn bao gồm:

1. Viêm phổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2015, toàn cầu có khoảng 8,9 triệu ca viêm phổi do phế cầu. Trong đó, có 257.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong. Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có gánh nặng lớn về viêm phổi do phế cầu.

Các đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi nếu mắc viêm phổi do phế cầu có nguy cơ tử vong lên đến 50% do phổi bị tàn phá, gây suy hô hấp. Với người đã có sẵn bệnh lý nền, nếu mắc thêm viêm phổi phế cầu có nguy cơ trở nặng cao dễ biến chứng. Tỷ lệ mắc và trở nặng do viêm phổi phế cầu tăng dần theo tuổi tác.

2. Viêm màng não

Phế cầu khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể gây viêm màng não qua các ổ viêm tai, viêm xoang, viêm hốc mắt, viêm xương sọ, viêm xương chũm, viêm cơ dọc cột sống. Trẻ dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng nguy cơ cao bị viêm màng não do phế cầu, với tỷ lệ mắc bệnh là 83%. Việt Nam từ năm 1999 đến 2003, cứ 100.000 trẻ có 37 trẻ dưới 2 tuổi mắc viêm màng não do phế cầu

3. Nhiễm khuẩn huyết

Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do phế cầu có thể lên đến 20%. Nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào máu người bệnh gây sốt, rét run, lơ mơ, đau đầu, sốc nhiễm khuẩn, gây tử vong. Nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền, bệnh nhân suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh. Thống kê ở Mỹ ở nhóm đối tượng trên 50 tuổi, hằng năm có khoảng 7.000 ca nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ chỉ đứng sau viêm phổi do phế cầu.

4. Viêm tai giữa

Mỗi năm, thế giới ghi nhận 5-7 triệu viêm tai giữa do phế cầu. Trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần trong 1 năm. Một số ca diễn biến xấu thậm chí phải phẫu thuật. Trẻ viêm tai giữa nhiều lần, không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm và viêm màng não.

5. Viêm xoang

Phế cầu khuẩn có thể dẫn đến viêm xoang, với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường, như: đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Viêm xoang thường khởi phát muộn, có thể trở nặng thành mạn tính và gây ra các biến chứng như nhiễm trùng ổ mắt, viêm màng não, áp xe não…

Tuy nhiên, việc tiêm trễ so với lịch tiêm sẽ không làm giảm thấp nồng độ kháng thể sau khi hoàn thành đủ số liều theo phác đồ quy định. Bất kỳ sự gián đoạn lịch tiêm đều không đòi hỏi tiêm lại từ đầu hoặc bổ sung một liều tiêm khác. Vì vậy bạn cũng đừng quá lo lắng nếu có bỏ lỡ các mũi tiêm vì các loại vắc xin phế cầu có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn ở bất kỳ độ tuổi nào. Bác sĩ khám sàng lọc sẽ tư vấn trường hợp cụ thể của người được tiêm và chỉ định mũi tiêm thích hợp.

Nên tiêm vắc xin phế cầu ở đâu Thanh Hóa?

Phòng khám 400 đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề tiêm vắc xin phế cầu ở Thanh Hóa tại 400clinic, quý Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với 400clinic thông qua hotline/zalo: 0919.329.400 hoặc inbox qua fanpage facebook Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng